1. Họ và tên học viên: NGUYỄN LÊ PHƯƠNG ANH; 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 20/02/1998
4. Nơi sinh: Thái Nguyên
5. Quyết định công nhận học viên số: 2705/2020/QĐ-XHNV Ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Ảnh hưởng của điện ảnh đối với văn hóa đô thị Sài Gòn (1955-1975)
8. Chuyên ngành: Lịch sử văn hóa Việt Nam; Mã số: 8229040.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Hương Thảo, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Luận văn đã tập hợp và phân tích các nguồn tư liệu sơ cấp, thứ cấp có liên quan để làm sáng tỏ các nội dung nói về sự phát triển của văn hóa đô thị Sài Gòn (1955-1975) trước những ảnh hưởng của điện ảnh mà trước đó chưa có một công trình nào nghiên cứu hệ thống và đầy đủ về vấn đề này.
Tại Sài Gòn giai đoạn 1955-1975, điện ảnh đã có một quá trình vận động, phát triển nhiều thăng trầm, liên quan mật thiết với tình hình chính trị-xã hội đương thời. Thông qua việc phân tích về quá trình thâm nhập của điện ảnh nước ngoài, sự phát triển của điện ảnh nội địa và chính sách của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với điện ảnh tại đô thị này, luận văn đã chỉ ra những ảnh hưởng của bộ môn nghệ thuật này đối với văn hóa Sài Gòn (1955-1975) ở các khía cạnh: ảnh hưởng của các bộ phim nước ngoài đối với điện ảnh nội địa; ảnh hưởng của điện ảnh đối với các ngành nghệ thuật khác tại Sài Gòn; ảnh hưởng của điện ảnh đối với lối sống và tư tưởng của thị dân Sài Gòn.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn cung cấp nhận thức tương đối có hệ thống về ảnh hưởng của điện ảnh đối với sự vận động, phát triển của văn hóa đô thị Sài Gòn giai đoạn 1955-1975. Bên cạnh đó, luận văn góp phần bổ sung và làm phong phú thêm nguồn tư liệu nhằm phục vụ công tác nghiên cứu về lịch sử điện ảnh tại Sài Gòn trước năm 1975 nói riêng và lịch sử văn hóa đô thị Sài Gòn nói chung.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Lịch sử điện ảnh tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975; Sự phát triển của văn hóa đại chúng tại Sài Gòn (1955-1975).
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
Nguyễn Lê Phương Anh, “Hoạt động điện ảnh của người Pháp tại Việt Nam trước năm 1945”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn (đã phản biện xong, đợi xuất bản, có xác nhận kèm theo).
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : NGUYEN LE PHUONG ANH 2. Sex: Female
3. Date of birth: 20 February 1998; 4. Place of birth: Thai Nguyen
5. Admission decision number: 2705/2020/QĐ-XHNV signed by VNU University of Social Sciences and Humanities’s Academic Director, Dated 24/12/2020.
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: The influence of cinema on urban culture in Saigon (1955-1975)
8. Major: Vietnamese Cultural History; Code: 8229040.01
9. Supervisors: PhD. Do Thi Huong Thao, Faculty of History, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
10. Summary of the findings of the thesis: The thesis has gathered and analyzed the relevant primary and secondary sources to clarify the contents about the influence of cinema on the development of Saigon urban culture (1955-1975), which there has not been a systematic and complete study on this issue before.
In Saigon in the period 1955-1975, cinema had a process of movement and development with many ups and downs, closely related to the contemporary socio-political situation. Through the analysis of the penetration of foreign cinema, the development of domestic cinema and the policy of the government of the Republic of Vietnam towards cinema in this urban area, the thesis has shown the influence of this art on Saigon culture (1955-1975) in such aspects as: the influence of foreign films on domestic cinema; the influence of cinema on other arts in Saigon; the influence of cinema on the lifestyle and thought of Saigon people.
11. Practical applicability, if any: The research results of the thesis provide a relatively systematic awareness of the influence of cinema on the movement and development of Saigon urban culture in the period 1955-1975. Besides, the research results of the thesis will supplement and enrich the sources material to serve the research on the history of cinema in Saigon before 1975 in particular and the history of urban culture in Saigon in general.
12. Further research directions, if any: History of cinema in South Vietnam before 1975; The development of mass culture in Saigon (1955-1975).
13. Thesis-related publications:
Nguyen Le Phuong Anh, “The activities of the French in the field of Cinema in Vietnam before 1945”, VNU Journal of Social Sciences and Humanities (completed reviewing process, waiting for publication, letter of confirmation is available).
Date: ……………………
Submition of the Supervisors Signature: …………………
Full name: .................................