TTLV: Nhà nước, Nông dân và Chỉ dẫn địa lý đặc sản gạo nếp Khẩu Tan Đón ở xã Thẩm Dương, tỉnh Lào Cai

Thứ năm - 03/11/2022 23:25
1. Họ và tên học viên: Phan Thị Kim Tâm                       2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 23/02/1997
4. Nơi sinh: Hà Nội, Việt Nam
5. Quyết định công nhận học viên số: 4420/2019/QĐ-XHNV Ngày 26 tháng 11 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)
Ngày 21/10/2021: Gia hạn thời gian học tập từ 26/11/2021 đến 26/5/2022
Ngày 19/5/2022: Gia hạn thời hạn học tập từ 27/5/2022 đến 26/11/2022
7. Tên đề tài luận văn: Nhà nước, Nông dân và Chỉ dẫn địa lý đặc sản gạo nếp Khẩu Tan Đón ở xã Thẩm Dương, tỉnh Lào Cai
8. Chuyên ngành: Nhân Học; Mã số: QHX11
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Chính, Khoa Nhân Học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
(Ghi rõ chức danh khoa học, học vị, họ và tên và cơ quan công tác)
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
(nêu tóm tắt các kết quả của luận văn, nhấn mạnh các kết quả mới nếu có)
Nghiên cứu này tập trung vào các động thái thể chế xã hội xung quanh một giống lúa nếp địa phương của vùng cao Tây Bắc Việt Nam đã được công nhận chỉ dẫn địa lý (CDĐL) chính thức vào năm 2017. Sử dụng phương pháp tiếp cận dân tộc học, nghiên cứu này một mặt khám phá những tương tác phức tạp giữa cây lúa và con người, mặt khác tìm hiểu quan hệ giữa người nông dân với nhà nước trong bối cảnh kinh tế thị trường. Cách tiếp cận này nhằm khám phá mối quan hệ giữa các khía cạnh tự nhiên (môi trường) và sinh học (gen) với các quá trình lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.
Phát hiện từ nghiên cứu này cho thấy giống lúa nếp Khẩu Tan Đón ở Thẩm Dương là sản phẩm của ba yếu tố: nguồn gen, vùng địa lý và tập quán, tri thức của con người. Trên cơ sở phân tích CDĐL như một nỗ lực của Nhà nước nhằm khôi phục, bảo tồn, phát triển và thương mại hóa đặc sản lúa gạo của địa phương, tạo thêm thu nhập cho người nông dân. Dự án này kết hợp các mục tiêu di sản, thương mại và kinh tế xã hội. Trong trường hợp của Khẩu Tan Đón, đây là một quá trình lâu dài và có nhiều chồng chéo lên nhau trong các quyền hạn, nhiệm vụ, mục tiêu và chương trình nghị sự của các cấp quản lý khác nhau trong quá trình thực hiện dự án.
Từ quan điểm của Nhân học phát triển và Nhân học chính trị, nghiên cứu này xem dự án phát triển CDĐL như một "ma trận", trong đó cây lúa là "điểm kết nối" giữa các tác nhân liên quan khác nhau, cụ thể là nông dân (có thân phận xã hội khác nhau) và nhà nước (các cấp chính quyền khác nhau) trong bối cảnh kinh tế thị trường (với các công ty tư nhân, khách hàng, người tiêu dùng). Nghiên cứu các động lực chính trị - xã hội hàng ngày nhấn mạnh sự tương tác giữa các tác nhân xã hội nói trên và làm sáng tỏ thực tiễn phức tạp của một dự án phát triển cấp địa phương. Nó nêu bật cách nhà nước xây dựng và thực hiện một chính sách mới, cách nó được "áp đặt" một phần lên cộng đồng nông dân địa phương và cách họ phản ứng với nó. Trong bối cảnh ấy, người nông dân địa phương đã khéo léo phát triển một loạt các phản ứng, từ nghi ngờ, thương lượng, chấp thuận, thỏa hiệp, đáp ứng kỳ vọng, đến phớt lờ và thậm chí từ chối. Các phản ứng này cho thấy dự án CDĐL là một không gian lỏng lẻo, nơi người dân có “chỗ” để phát triển các chiến lược hoặc chiến thuật của họ thông qua các hành động chính trị hàng ngày mà bản thân họ hiếm khi ý thức được. Cũng cần nói thên rằng, CDĐL là thương mại hóa sản phẩm nên thị trường cũng có tác động sâu sắc đến mối quan hệ tương tác giữa nông dân và nhà nước. Cuối cùng, quá trình “bản sắc hoá” xung quanh gạo nếp Khẩu Tan Đón của địa phương xuất hiện như một kết quả ngoài mong đợi của dự án CDĐL này và đây là một phần của quá trình nội sinh. Trong khi nền kinh tế là mục tiêu chính, thì quá trình xây dựng và phát triển CDĐL đã hình thành nên bản sắc và giá trị địa phương. Ở chiều ngược lại, chính CDĐL cũng được định hình bởi quá trình tương tác giữa các tác nhân, bản sắc và giá trị.   
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)
Từ quá trình khám phá sự tương tác giữa các tác nhân tham gia vào dự án phát triển CDĐL Thẩm Dương, có thể thấy rằng muốn phát triển và xây dựng hệ thống quản lý CDĐL Thẩm Dương hiệu quả, định hướng của nhà nước là quan trọng. Tuy nhiên, vì CDĐL là một chính sách mới ở Việt Nam, người nông dân còn có những hạn chế trong khả năng tiếp cận đầy đủ kiến thức cần thiết về lĩnh vực này. Các thủ tục còn rườm rà và phức tạp trong việc xây dựng CDĐL thường dẫn đến những bối rối cho cả chính quyền địa phương lẫn người nông dân sở tại. Sự tham gia hạn chế và ít ỏi của người sản xuất (nông dân) vào quá trình triển khai chính sách này đã dẫn đến nhiều bất cập và thiếu hiệu quả. Để khắc phục điều này, cần thiết phải nâng cao nhận thức về ý nghĩa và vai trò của yếu tố con người cũng như các tri thức địa phương đối với việc hình thành, gìn giữ và phát huy chất lượng và danh tiếng của sản phẩm.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
Phan Thị Kim Tâm (2021), Lúa nếp Khẩu Tan Đón ở Thẩm Dương: Từ xây dựng Chỉ dẫn địa lý đến quá trình “bản sắc hoá” của một giống lúa bản địa, Tạp chí Nghiên cứu Văn hoá Việt Nam, số 3(195), tr.37-45.
Phan Thi Kim Tam (2021), The circulation of rice and the value transformation in Vietnam’s northern mountainous area: a case study of the glutinous rice Geographical Indication Khau Tan Don, The 12th International Convention of Asia Scholars and The 12th Engaging With Vietnam International Conference.
Emmanuel Pannier, Frédéric Thomas, Phan Thi Kim Tam (2021), Rice landraces management in Northern Upland of Vietnam: From farmers’ practice and knowledge to collective actions and State policy, The Sixth Biennial Conference of East Asian Environmental History.
 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
 
1. Full name: Phan Thi Kim Tam........................ 2. Sex: Female..........................................
3. Date of birth: 23/02/1997............................... 4. Place of birth: Hanoi, Vietnam..........
5. Admission decision number: 4420................ Dated: 26/11/2019....................................
6. Changes in academic process: .............................................................................................
(List the forms of change and corresponding times)
21/10/2021: Extending study period from 26/11/2021 to 26/5/2022
19/5/2022: Extending study period from 27/5/2022 to 26/11/2022
7. Official thesis title: State, Farmers and the Geographical indication of Khau Tan Don glutinous rice specialty in Tham Duong commune, Lao Cai province........................................................    
8. Major: Anthropology....................................... 9. Code: QHX11.......................................
10. Supervisors: Assoc Prof. PhD. Nguyen Van Chinh, Department of Anthropology, University of Social sciences and Humanities, Vietnam National University Hanoi..............................    
11. Summary of the findings of the thesis: ............................................................................
This study focuses on the socio-institutional dynamics around a local glutinous rice variety of Vietnam’s northwest upland that has been recognized as an official Geographical indication (GI) in 2017. Through the ethnographic approach, this study explores the complex interactions between nature (rice) and humans on the one hand, and between farmers and the state in the context of a dynamic market economy on the other. The approach aims to explore the relationship among natural aspects (environment) and biological aspects (genes) with historical, political, economic, cultural and social dimensions.  
Findings from this study show that Khau Tan Don glutinous rice variety in Tham Duong is the product of three factors: genetic resources, geographical area and human practices and knowledge. On the basis of analyzing Geographical indications as one of the State's efforts to restore, conserve, develop and commercialize local rice specialties, while creating more income for the farmers. This project combines heritage, commercial and socio-economic objectives. In the case of Khau Tan Don, this is a long and multi-scale process, through which authorities, duties, goals and agendas of different management levels overlap during the implementation of the project.
From the perspective of Anthropology of Development and Political Anthropology, this study considers the Geographical indication development project as a " matrix" in which rice is the "connection point" between the various involved actors, in particular farmers (with different social status) and the state (different levels of government) within the context of market economy (with private companies, customers, consumers). Studying of the everyday socio-political dynamics underlines the interaction between these social actors and unravel the complex local reality of a local development project. It highlights how the state formulates and implements a new policy, how it is partially "imposed" on local farmers and how they respond to it. In that context, the local farming community craft/develop a wide set of reactions, ranging from doubt, negotiation, approval, compromise, response to expectation, ignoring and even rejection. These reactions show that the GI project is a loose space where people have room to develop their strategies or tactics through everyday politics that they themselves rarely aware of.
It should also be added that, GI is the commercialization of products, therefore the market has also a deep impact on the interaction between farmers and the state. Finally, the process of “identity (re)creation” around the local Khau Tan Don sticky rice appears as an unexpected outcome of this GI project that is a part of an endogenous process. What emerges from thus study is that while the economy is the primary objective, the process of building and developing GI has shaped local identity and values. On the other hand, GI itself is shaped by interactions between actors, identities and values.
12. Practical applicability, if any: ...........................................................................................
From the process of exploring the interaction between actors involved in the Tham Duong Geographical indication (GI) development project, it can be seen that in order to develop and build an effective management system of the Tham Duong GI, the orientation of the state is important. However, since GIs are a new policy in Vietnam, farmers still have limitations in their ability to fully access the necessary knowledge in this field. Some procedures which are cumbersome and complicated in building GI usually lead to confusion for both local authorities and local farmers. The limited and less participation of producers (farmers) in the implementation of this policy has led to many inadequacies and inefficiencies. To overcome this, it is necessary to raise awareness about the meaning and role of the human factor as well as local knowledge to the formation, preservation and promotion of product quality and reputation.
13. Further research directions, if any: ..................................................................................
14. Thesis-related publications: ..............................................................................................
(List them in chronological order)
Phan Thi Kim Tam (2021), Khau Tan Don glutinous rice variety in Tham Duong: From building a geographical indication to the process of “identity creation” of a local landrace, Journal of Vietnam Culture Studies, 3(195), pp.37-45.
Phan Thi Kim Tam (2021), The circulation of rice and the value transformation in Vietnam’s northern mountainous area: a case study of the glutinous rice Geographical Indication Khau Tan Don, The 12th International Convention of Asia Scholars and The 12th Engaging With Vietnam International Conference.
Emmanuel Pannier, Frédéric Thomas, Phan Thi Kim Tam (2021), Rice landraces management in Northern Upland of Vietnam: From farmers’ practice and knowledge to collective actions and State policy, The Sixth Biennial Conference of East Asian Environmental History.

Tác giả: Hạnh Quỳnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây