TTLV: Giáo dục di sản tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Thứ năm - 27/10/2022 04:06
1. Họ và tên học viên: Bùi Hà Trang                                2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 02/10/1996
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 4420/2019/QĐ-XHNV ngày 26 tháng 11 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Ngày 21/10/2021: Gia hạn thời gian học tập từ 27/11/2021 đến 26/5/2022
Ngày 19/5/2022: Gia hạn thời hạn học tập từ 27/5/2022 đến 26/11/2022
7. Tên đề tài luận văn: Giáo dục di sản tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
8. Chuyên ngành: Nhân học ; Mã số: QHX11
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Phan Phương Anh, khoa Nhân học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Nghiên cứu về mô hình Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam nói chung và chương trình GDDS tại đây nói riêng là hướng nghiên cứu mới, góp phần bổ khuyết những thiếu vắng tri thức Dân tộc học trong mảng để tài này. Từ kết quả nghiên cứu, có thể đi đến một số kết luận sau:
Một là, GDDS từ lâu đã được UNESCO xác định là chiến lược hàng đầu trong công tác bảo tồn di sản, minh chứng qua hàng loạt các chương trình đưa di sản gần hơn với công chúng. Tại Việt Nam, GDDS chỉ thực sự được quan tâm gần đây khi một số di tích lịch sử gây tiếng vang trong sáng tạo cách thức sáng tạo di sản, cũng như sự ra đời của chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. Có thể thấy GDDS tại Việt Nam đang trong giai đoạn đầu thử nghiệm, dần chuyển mình sang hướng tiếp cận mới.

Hai là, Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam là công trình văn hoá có nguồn đầu tư và quy mô lớn nhất từ trước tới nay. Xét về mặt mục đích, đây là hiện thân của chính sách bình đẳng, đại đoàn kết dân tộc của Chính phủ và Nhà nước Việt Nam. Tuy vậy, mô hình chưa thực sự phù hợp với thực tế cũng như vướng mắc trong quản lý, giải ngân khiến công trình này chưa đạt được kỳ vọng ban đầu. Có thể thấy, Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam mới chỉ đáp ứng được yêu cầu giới thiệu văn hoá chứ chưa đáp ứng được yêu cầu về bảo tồn.
Ba là, chương trình GDDS là một điểm sáng trong những nỗ lực chuyển đổi mô hình của BQL Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam. Chương trình này đã phần nào đáp ứng nhu cầu của nhà trường về một điểm đến phục vụ chương trình Giáo dục trải nghiệm. Cán bộ chương trình tại Làng đã bước đầu chọn lọc chất liệu di sản kết hợp hoạt động vui chơi để tạo ra các gói sản phẩm trải nghiệm học đường. Tuy nhiên, cách làm này còn thiếu hệ thống, chưa đáp ứng được yêu cầu của một chương trình trải nghiệm. Trong tương lai, BQL Làng cần hướng tới các chương trình có sự phân hoá cao, bám sát mục tiêu giáo dục hơn nữa.
Bốn là, mô hình tại Làng VH-DL các dân tộc VIệt Nam đang tách chủ thể văn hoá khỏi không gian văn hoá bản địa. Đồng thời, di sản văn hoá đang có xu hướng “sân khấu hoá” và “thương mại hoá” nhằm đáp ứng nhu cầu của khách thăm quan. Từ góc độ bảo tồn, phương thức này đang đi ngược lại quan điểm bảo tồn văn hoá. Do đó, BQL cần phát huy hơn nữa vai trò của chủ thể văn hoá, phối hợp chặt chẽ với nhà trường nhằm xây dựng lộ trình học tập trải nghiệm bài bản, đồng bộ chất lượng trên mọi điểm chạm để tạo ra một hành trình trải nghiệm đáng nhớ với mỗi du khách.
11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: Về ý nghĩa thực tiễn, luận văn đưa ra các đề xuất và khuyến nghị dựa trên kết quả thực nghiệm tại địa bàn. Đây là cơ sở để BQL Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam có thể xem xét áp dụng nhằm góp phần đổi mới, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình giáo dục di sản tại đây, qua đó, khắc phục những hạn chế của mô hình.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: không có
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không có
          
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
 
1. Full name : Bui Ha Trang                               2. Sex: Female
3. Date of birth: 2/10/1996                                 4. Place of  birth: Hanoi
5. Admission decision number: 4420/2019/QĐ-XHNV, dated 26th November 2019
6. Changes in academic process:
October 21st 2021: Extended from November 26th 2021 to May 26th 2022
May 19th 2022: Extended from May 27th 2022 to November 26th 2022
7. Official thesis title: Heritage education at Vietnam National Village for Ethnic Culture and Tourism
8. Major: Anthropology                                      9. Code: QHX11
10. Supervisors: Dr. Phan Phuong Anh, Faculty of Anthropology, University of Social Science and Humanities
11. Summary of the findings of the thesis: Researching about the model of Vietnam National Village for Ethnic Culture and Tourism as well as heritage education is a new approach. It contributes to filling in the lack of ethnographic knowledge about this topic. The master thesis shows following conclusions:
Firstly, heritage education has been identified by UNESCO as a leading strategy of heritage conservation. It has been demonstrated through many programs that make heritage closer to the public. In Vietnam, heritage education has been recently interested when some historical sites resonated in creative way to approach cultural heritage. Besides, a new education program was announced in 2018. It can be seen that in Vietnam, heritage education is in the early stages of implementation.
Secondly, Vietnam National Village for Ethnic Culture and Tourism has been the biggest cultural sites ever. In terms of purpose, this is the embodiment of Vietnam Government’s  policy about equality and national unity. However, this model is not consistent with reality. A lot of problems in management and disbursement lead to the inefficiency of this model. It can be concluded that Vietnam National Village for Ethnic Culture and Tourism have met the requirements of introduction but not met the the requirements of heritage consevation.
Thirdly, the heritage education program is a outstanding spot in the innovative efforts of the Management Committee. This program has partly met the school’s need for a destination serving the experiential learning. The staff initialy selected heritage materials then combined with fun activities for students. However, this approach doesn’t met the requirements of experiential learning. In the future, Mangagement Committee shoud design program aligned with education goals.
Lastly, the model at Vietnam National Village for Ethnic Culture and Tourism is separating the cultural owner from the indigenous cultural space. Moreover, cultural heritage is tending to theatricalization and commercialization to meet the needs of visitors. This approach is going against the discourse of cultural preservation. Therefore, Management Committee shout promote the role of cultural owners, co-operate closely with school and synchronize quality on every touchpoints to create a memorable journey for each visitor.  
12. Practical applicability, if any: About practical applicability, this thesis makes suggestions and recommendations based on ethnography results in Vietnam National Village for Ethnic Culture and Tourism. The Management Committee can apply these results to improve heritage education and overcome many disadvantages of this model.
13. Further research directions, if any: Nothing....................................................................
14. Thesis-related publications: Nothing

Tác giả: Hạnh Quỳnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây