TTLV: Khảo sát ngôn ngữ hội thoại trong tài liệu dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (Trình độ Trung cấp)

Thứ ba - 01/11/2022 05:20
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Bình Yên
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 13/12/1977
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 2705/2020/QĐ-XHNV ngày 24/12/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Khảo sát ngôn ngữ hội thoại trong tài liệu dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (Trình độ Trung cấp).
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học;                                                       Mã số: 8229020.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Kiều Châu
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn đã khảo sát ngôn ngữ hội thoại xuất hiện trong 13 tài liệu dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được sử dụng thực tế và phổ biến từ năm 1999 đến nay ở trình độ Trung cấp. Đây là một trong những nghiên cứu ứng dụng có tính thực hành đầu tiên với quy mô tương đối bao quát về ngôn ngữ hội thoại trong tài liệu dậy tiếng Việt như một ngoại ngữ ở bậc năng lực ngôn ngữ này.
Qua những khảo sát cụ thể luận văn đã làm rõ được một số đặc điểm về mặt định lượng cũng như đặc điểm ngôn ngữ hội thoại trên một số phương diện như: phát ngôn theo mục đích nói, hành động ngôn từ và một số đặc điểm ngôn ngữ -văn hoá.
Trên cơ sở kết quả khảo sát luận văn đã đưa ra một số bàn luận từ góc độ xây dựng năng lực giao tiếp tiếng Việt cho người học là người nước ngoài ở trình độ Trung cấp cũng như sự tương thích của các tài liệu hiện hữu với Khung đánh giá năng lực tiếng Việt mới được ban hành (2018)
Luận văn cũng cố gắng đưa ra một số đề xuất/gợi ý nhằm hướng tới việc cải thiện thiết kế ngôn ngữ hội thoại trong các tài liệu dạy tiếng Việt được phù hợp và hiệu quả hơn nữa cho mục đích giảng dạy và đánh giá.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Ngôn ngữ hội thoại là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình xây dựng năng lực, kỹ năng giao tiếp cho người học. Do vậy kết quả của luận văn có giá trị tham khảo và gợi ý đối với việc xây dựng học liệu, dạy và học tiếng Việt như một ngoại ngữ  đồng thời phục vụ công tác kiểm tra đánh giá năng lực tiếng Việt được chuyên nghiệp hơn.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có
                                                                                        
                                                                         
INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Binh Yen
2. Sex: Female
3. Date of birth: 13/12/1977               
4. Place of birth: Ha Noi
5. Admission decision number: No 2705/2020/QĐ-XHNV Dated: 24/12/2020 by The Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: Research of converstional language in Vietnamese learning materials for foreigners (case Intermediate level).
8. Major: Linguistics                                                     Code: 8229020.01
9. Supervisors: Assoc.Prof. Dr. Dinh Kieu Chau
10. Summary of the findings of the thesis:
The thesis has research ed the conversational language appearing in 13 publications on teaching Vietnamese language to foreigners that have been used practically and popularly since 1999 at the intermediate level. This is one of the first practical, relatively large-scale applied researches on conversational language in the documents on teaching Vietnamese as a foreign language at this level of language ability.
Through specific researching, the thesis has clarified some quantitative characteristics as well as conversational language characteristics in a number of aspects such as: utterance for the purpose of speaking, speech act and some linguistic and cultural characteristics.
Based on the researching results, the thesis has given some discussion from the perspective of building Vietnamese communication capacity for foreign learners at intermediate level as well as the compatibility of existing teaching documents with the newly issued Vietnamese Language Competency Assessment Framework (2018) .
The thesis also tries to propose some suggestions towards improving the preparation of conversational language in Vietnamese teaching materials to be more suitable and effective for teaching and assessment purposes.
11. Practical applicability: Conversational language is one of the important contents in the process of building capacity and communication skills for learners. Therefore, the results of the thesis are valuable for reference and suggestions for building learning materials, teaching and learning Vietnamese as a foreign language, and at the same time serving the assessment of Vietnamese language proficiency more professionally.
12. Further research directions, if any: No
13. Thesis-related publications: No

Tác giả: Hạnh Quỳnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây