TTLV: Chính sách đào tạo lại nhân lực đáp ứng đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp dệt - may (Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp dệt - may tỉnh Hòa Bình)

Thứ ba - 01/11/2022 03:58
1. Họ và tên học viên: Vũ Sơn
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 15/8/1997
4. Nơi sinh: phường Kỳ Sơn, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
5. Quyết định công nhận học viên theo Quyết định số 2168/QĐ-XHNV ngày 19/01/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)
7. Tên đề tài luận văn: Chính sách đào tạo lại nhân lực đáp ứng đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp dệt - may (Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp dệt - may tỉnh Hòa Bình)
8. Chuyên ngành: Chính sách công; Mã số: 8340402.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Hải, công tác tại Khoa Khoa học Quản lý, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
(Ghi rõ chức danh khoa học, học vị, họ và tên và cơ quan công tác)
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
            Trong khuôn khổ đề tài: “Chính sách đào tạo lại nhân lực đáp ứng đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp ngành dệt - may (Nghiên cứu trường hợp doanh nghiệp dệt- may tỉnh Hòa Bình)”, tác giả đã thực hiện những nội dung sau:
            - Thứ nhất, đề tài tập trung trình bày nội dung về tình trạng thất nghiệp của lao động ngành dệt may do công nghệ thông, đặc điểm nguồn nhân lực ngành dệt may và những tác động của công nghệ đến sự thất nghiệp lao động ngành dệt may; qua đó phân tích chính sách đào tạo lại cho lao động ngành dệt may nhằm giảm thiểu tình trạng thất nghiệp lao động do công nghệ.
            - Thứ hai, đề tài phân tích thực trạng hoạt động các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, qua đó đánh giá tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp. Đồng thời đề tài cũng phân tích tỷ lệ thấy nghiệp, nguyên nhân thấy nghiệp và tình trạng thất nghiệp do công nghệ của lao động dệt may tỉnh Hòa Bình cũng như một số biện pháp đào tạo của doanh nghiệp dệt may tỉnh Hòa Bình trong thời gian qua cho lao động.
            - Thứ ba, đề xuất các giải pháp về đào tạo và đào tạo lại cho nhân lực ngành dệt may tỉnh Hòa Bình để đáp ứng sự thay đổi của công nghệ. Đồng thời đề xuất một số kiến nghị với nhà nước, chính quyền địa phương tỉnh Hòa Bình trong việc hỗ trợ phát triển nhân lực ngành dệt may trên địa bàn tỉnh.
            Những giải pháp đưa ra trong luận văn có tính khả thi vì chúng dựa trên sự kết hợp chặt chẽ giữa thực tiễn với nghiên cứu lý luận chung về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Các giải pháp trên có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung hỗ trợ cho nhau và chúng chỉ thực sự có ý nghĩa khi được sử dụng một cách đồng bộ. Việc phát huy tác dụng của các giải pháp phụ thuộc sự vận dụng chúng một cách hợp lý vào thực tiễn xây dựng, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của công ty.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)
Luận văn góp phần đưa ra bức tranh tổng quan về tình trạng thất nghiệp do công nghệ tại các doanh nghiệp dệt – may tỉnh Hòa Bình, từ đó có những đề xuất giải pháp đào tạo lại nhân lực giúp đáp ứng đổi mới công nghệ và giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp. Luận văn cũng có giá trị tham khảo cho các doanh nghiệp dệt – may trên cả nước trong việc đánh giá nhân lực của doanh nghiệp mình và có những chính sách đào tạo lại phù hợp. Ngoài ra, luận văn cũng tạo nền tảng cho các bên liên quan như các trường đại học, các trường đào tạo nghề trong việc đổi mới nội dung, phương pháp trong đào tạo để tạo được nguồn nhân lực đầu ra chất lượng, phù hợp tình hình mới.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
   Luận văn được nghiên cứu giới hạn trong giai đoạn 2019-2021, do đó đề tài gợi ý cho những nghiên cứu sau này về chính sách đào tạo nhân lực ngành dệt- may tỉnh Hòa Bình nói riêng và ngành dệt – may trong nước nói chung cho giai đoạn sau này. Ngoài ra, luận văn gợi ý những nghiên cứu được mở rộng những ngành nghề khác chịu tác động lớn từ việc thay đổi công nghệ ngoài ngành dệt-may như ngành điện tử, viễn thông, sản xuất khác…
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
(liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian nếu có)
 
 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS

 
1. Full name: Vu Son                                       2. Sex: Male
3. Date of birth: 15/08/1997                           
4. Place of birth: Ky Son ward, Hoa Binh City, Hoa Binh Province.
5. Admission decision number: 2168/QD-XHNV.  Dated: 19/01/2020
6. Changes in academic process:
(List the forms of change and corresponding times)
7. Official thesis title: Policy on retraining human resources to meet technological innovation in textile and garment enterprises (A case study of textile and garment enterprises in Hoa Binh province)
8. Major: Public policy                                     9. Code: 8340402.01
10. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Tran Van Hai, working at Faculty of Management Science, University of Social Sciences and Humanities.
(Full name, academic title and degree)
11. Summary of the findings of the thesis:
In the framework of the topic: "Policy to retrain human resources to meet technological innovation in textile and garment enterprises (A case study of textile-garment enterprises in Hoa Binh province)", the author has implemented the following content:
        - Firstly, the topic focuses on presenting the content of the unemployment status of workers in the textile and garment industry due to information technology, characteristics of human resources in the textile and garment industry and the impacts of technology on the unemployment of workers in the textile industry; Therefore, analyzing the policy of retraining textile workers in order to reduce unemployment due to technology.
        - Secondly, the topic analyzes the current state of operation of textile and garment enterprises in Hoa Binh province, thereby assessing the growth potential of enterprises. At the same time, the topic also analyzes the rate of unemployment, causes and unemployment status due to technology of textile workers in Hoa Binh province as well as some training measures of textile enterprises in Hoa Binh province during the period time for labor.
        - Thirdly, propose solutions on training and retraining for human resources of the textile industry in Hoa Binh province to respond to the change of technology. At the same time, proposed a number of recommendations to the state and local authorities of Hoa Binh province in supporting the development of human resources in the textile and garment industry in the province.
        The solutions given in the thesis are feasible because they are based on a close combination between practice and general theoretical research on competition in the market economy. The above solutions have a close relationship with each other, complement each other and they only really make sense when used in a synchronous manner. The promotion of the effectiveness of the solutions depends on their rational application to the practice of building and improving the quality of the company's human resource training.
(Summarize them with stress on the new findings, if any)
12. Practical applicability, if any:
The thesis contributes to giving an overview of unemployment caused by technology in textile and garment enterprises in Hoa Binh province, from which there are suggestions for human resource retraining solutions to help meet technological innovation, improve the quality of human resources and reduce the unemployment rate. The thesis is also valuable as a reference for textile and garment enterprises across the country in assessing their human resources and having appropriate retraining policies. In addition, the thesis also creates a foundation for stakeholders such as universities and vocational training schools to innovate content and methods in training to create quality output human resources, suitable with new situations.
13. Further research directions, if any:
The thesis is limited research in the period 2019-2021, so the topic suggests for future studies on human resource training policy in the textile-garment industry in Hoa Binh province in particular and the domestic textile-garment industry in general for the future. In addition, the thesis suggests that research can be expanded to other industries that are greatly affected by technological changes outside the textile-garment industry such as electronics, telecommunications, other manufacturing...
14. Thesis-related publications:
 (List them in chronological order)

Tác giả: Hạnh Quỳnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây