TTLV: Báo điện tử với vấn đề đổi mới giáo dục đại học Việt Nam hiện nay

Thứ hai - 01/08/2022 05:47
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Vân Anh     2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh:  28/7/1981.
4. Nơi sinh: Thanh Miếu – Việt Trì – Phú Thọ.
5. Quyết định công nhận học viên số: 4417/QĐ-XHNV Ngày 26 tháng 11 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: gia hạn 12 tháng từ 27/11/2021 – 26/11/2022.
7. Tên đề tài luận văn: Báo điện tử với vấn đề đổi mới giáo dục đại học Việt Nam hiện nay
8. Chuyên ngành: Báo chí học định hướng ứng dụng; Mã số: 8320101-01-UD
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Dịu - Giảng viên Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông – Trường ĐHKHXH&NV–ĐHQGHN.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Kết quả nghiên cứu về vấn đề đổi mới giáo dục đại học trên báo điện tử được thực hiện khảo sát trên 3 trang báo điện tử là báo VnExpress, báo Tuổi Trẻ và báo Giáo dục và Thời đại cho thấy các bài báo về đổi mới giáo dục đại học đã được cả 3 tờ báo điện tử đăng tải với số lượng tin, bài là khá lớn và không có sự khác biệt nhiều về số lượng tin bài của 3 tờ báo về chủ đề này. Các nội dung mà báo điện tử phản ánh về đổi mới giáo dục đại học tập trung chủ yếu vào những vấn đề như quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục đại học, Luật giáo dục , Luật Giáo dục đại học, tuyên truyền và thông tin về tuyển sinh, đổi mới công tác quản lý, tự chủ đại học, nâng cao chất lượng đào tạo và hợp tác quốc tế...
Thể loại báo chí truyền thông về vấn đề đổi mới giáo dục đại học rất đa dạng. Trong đó, thể loại bài phản ánh là nhiều nhất; kế đó là các thể loại tin, phóng sự điều tra, phỏng vấn... Bên cạnh đó, nguồn thông tin từ báo chí là rất đa dạng từ các nhà báo, phóng viên lấy tin, trích nguồn trong nước và nước ngoài và nguồn tin từ độc giả cung cấp.
Các tờ báo điện tử đã tạo ra diễn đàn, sự tương tác với độc giả về những ý kiến về chủ trương, chính sách mới qua đó thu hút được đông đảo công chúng quan tâm. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, tần suất tiếp cận thông tin trên báo điện tử là rất lớn ở cả 3 tờ báo.
Tuy nhiên, báo điện tử khi thông tin về đổi mới giáo dục đại học cũng còn những hạn chế nhất định như các thông tin không được kiểm duyệt chặt chẽ trước khi đăng tin, bài. Nhiều bài viết sơ sài, nội dung phản ánh chưa đầy đủ, còn tồn tại nhiều hạn chế về cách thức trình bày, sai nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả... Số lượng tin, bài liên quan đến chính sách về đổi mới giáo dục đại học còn ít và chưa có sự đa dạng trong việc khai thức nội dung chủ đề này. Các bài báo điện tử đã qua khảo sát chưa có chuyên mục riêng về đổi mới giáo dục đại học, do đó độc giả khó khăn trong việc cập nhật các thông tin về vấn đề này. Về nội dung, hình thức thể hiện của báo điện tử về đổi mới giáo dục đại học. Nội dung truyền thông về đổi mới giáo dục đại học còn chưa sinh động và chưa thu hút được độc giả, giao diện các chuyên trang, chuyên mục giáo dục trên các báo đơn điệu. Một số bài diễn đạt và giải thích các thông tin về đổi mới giáo dục đại học chưa rõ ràng, gây ra sự khó hiểu, khó tiếp nhận cho độc giả.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
(liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian nếu có)

          
 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: NGUYEN THI VAN ANH.
2. Sex: Female.
3. Date of birth: 28/07/1981.
4. Place of birth: THANH MIEU – VIET TRI – PHU THO.
5. Admission decision number: 4417/QĐ-XHNV. Dated: 26/11/2019.
6. Changes in academic process: Extended the course 12 months (27/11/2021 – 26/11/2022).
7. Official thesis title: Online newspapers on the higher education reform in Vietnam.
8. Major: Journalism . Code: 8320101-01-UD.
9. Supervisors: Dr. NGUYEN THI DIU – School of Journalism and Communication–University of Social and Humanities–Vietnam National University, Hanoi.
10. Summary of the findings of the thesis:
Research results on the issue of higher education reform in Online newspapers were surveyed on three online newspapers, namely VnExpress, Tuoi Tre and Giao duc & Thoi dai, showing that articles on higher education reform has been published by all three online newspapers with a relatively large number of articles and there is not much difference in the number of articles of the three online newspapers on this topic. The content that the online newspaper reflects on higher education reform focuses mainly on issues such as the Party and State's guiding point of views on higher education reform, the Education Law, and the Law on Higher Education. Education, propaganda and information on enrollment, management reform, university autonomy, training quality improvement and international cooperation...
The media genres on the issue of higher education reform are very diverse. In which, the type of reflection post is the most; the next are the types of news, investigative reports, interviews... In addition, the sources of information from the press are very diverse from journalists, reporters getting news, citing domestic and foreign sources. external sources and sources provided by readers.
Online newspapers have created forums and interactions with readers about ideas about new guidelines and policies, thereby attracting a large number of public attention. Research results show that the frequency of accessing information on online newspapers is very large in all 3 newspapers.
However, online newspapers when providing information on higher education reform also have certain limitations such as information that is not strictly censored before publishing news and articles. Many articles are sketchy, the content is not fully reflected, there are still many limitations in presentation, many errors in wording and spelling, etc. The number of news and articles related to the exchange policy New higher education is still small and there is no diversity in the exploration of the content of this topic. Surveyed online articles do not have a separate column on higher education reform, so it is difficult for readers to update information on this issue. Regarding the content and form of presentation of the e-newspaper on higher education reform: the communication content on higher education reform is still not lively and has not attracted readers, the interface of the special pages and education sections in the newspapers. monotonic. Some presentations and explanations of reform on innovation in higher education are not clear, causing confusion and difficulty for readers.
11. Practical applicability, if any: no.
12. Further research directions, if any: no.
13. Thesis-related publications: no.

Tác giả: Hạnh Quỳnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây