1. Họ và tên học viên: Bùi Huyền Thương 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 16/03/1999
4. Nơi sinh: Hải Phòng
5. Quyết định công nhận học viên số: 2948/2021/QĐ-XHNV Ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Can thiệp tâm lý cho một trường hợp có rối loạn cảm xúc liên quan đến mối quan hệ trong gia đình
8. Chuyên ngành: Tâm lí học lâm sàng (định hướng ứng dụng); Mã số: 8310401.02
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Thị Hồng Thái công tác tại Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Rối loạn cảm xúc phổ biến ở mọi lứa tuổi, và dự báo hiện tại chỉ ra rằng đến năm 2030, trầm cảm sẽ là nguyên nhân hàng đầu gây ra gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu. Trong nghiên cứu này, tác giả đã tổng quan về vấn đề rối loạn cảm xúc liên quan đến mối quan hệ trong gia đình và sử dụng tiếp cận trị liệu nhận thức – hành vi, một trong các tiếp cận đã được chứng minh là hiệu quả nhất trong việc hỗ trợ thân chủ có rối loạn cảm xúc.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: thân chủ đã giảm được một số vấn đề liên quan đến trầm cảm, liệu pháp nhận thức hành vi áp dụng trong ca đạt được những hiệu quả nhất định: thân chủ giảm ý định tự tử, xác định mục tiêu rõ ràng, các trở ngại thường gặp phải và các chiến lược vượt qua; thân chủ tái cấu trúc suy nghĩ của bản thân giúp cho thân chủ tự tin hơn vào các giá trị bản thân.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Từ những kết quả thu được qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong ca lâm sàng, luận văn đã góp phần cho thấy hiệu quả của liệu pháp nhận thức hành vi trong can thiệp rối loạn cảm xúc liên quan đến mối quan hệ trong gia đình. Thông qua đây cũng nhấn mạnh đến vai trò, ứng dụng của liệu pháp tâm lý trong can thiệp trị liệu nói riêng và trị liệu nhận thức – hành vi nói chung đối với người có khó khăn tâm lý.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Bui Huyen Thuong 2. Sex: Female
3. Date of birth: March 16, 1999 4. Place of birth: Hai Phong
5. Admission decision number: 2948/2021/QĐ-XHNV Dated: December 28, 2021
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Psychological Intervention for A Case of Affective Disorders related to Family relationships
8. Major: Clinical Psychology 9. Code: 8310401.02
10. Supervisors: Associate professor PhD Bui Thi Hong Thai, Faculty of Psychology, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
11. Summary of the findings of the thesis:
Affective disorders are common across all ages, and current projections indicate that by 2030, depression will be the leading cause of disease burden globally. In this study, the author overviewed of affective disorders related to family relationships and used a cognitive-behavioral therapy approach, one of the therapeutic approaches that has been shown to be the most effective in supporting clients with affective disorders.
Research results show that: the client has reduced a number of problems related to depressive disorders, cognitive-behavioral therapy applied in this case has achieved certain effects: the client has reduced suicidal thoughts, has clearly defined goals, and identified common obstacles and strategies to overcome them; The client has restructured her own thoughts, which helps her be more confident in her own values.
12. Practical applicability, if any:
From the results obtained through theoretical and practical research in clinical cases, the thesis has contributed to showing the effectiveness of cognitive behavioral therapy in the intervention of affective disorders related to family relationships. This also emphasizes the role and application of psychotherapy in therapeutic intervention in particular and cognitive behavioral therapy in general for people with psychological difficulties.
13. Further research directions, if any: None
14. Thesis-related publications: None