TTLV: Hỗ trợ tâm lý cho một trường hợp bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Thứ hai - 13/11/2023 21:13
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Đức Hùng.                              2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 24/08/1978.
4. Nơi sinh: Phú Thọ.
5. Quyết định công nhận học viên số: 2948/2021/QĐ-XHNV, ngày 28/12/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không có.
7. Tên đề tài luận văn: Hỗ trợ tâm lý cho một trường hợp bắt buộc chữa bệnh tâm thần.
8. Chuyên ngành: Tâm lí học lâm sàng (định hướng ứng dụng). Mã số: 8310401.02  
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Thu Hương. Khoa Tâm lí học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Hỗ trợ tâm lý cho người bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh tâm thần là một vấn đề mang tính cấp thiết và cần được quan tâm. Họ là người trong giai đoạn mắc bệnh tâm thần đã thực hiện các hành vi nguy hiểm gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của pháp luật. Sau quá trình điều trị khi bệnh tâm thần ổn định, không phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, bệnh nhân thường xuất hiện các biểu hiện lo âu, vì họ sợ phải chịu trách nhiệm về các hành vi nguy hiểm do mình đã gây ra. Khi xuất hiện các biểu hiện lo âu, bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái hoảng loạn, thậm chí tự gây hại cho chính bản thân mình. Việc hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân để ổn định tinh thần, giảm lo âu và chuẩn bị tâm lý tái hòa nhập xã hội là rất quan trọng, cần thiết.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Sau quá trình hỗ trợ tâm lý, thân chủ đáp ứng khá tốt với các kỹ thuật trị liệu tâm lý, đáp ứng với mục tiêu nhà tâm lý đặt ra ban đầu sau khi đánh giá vấn đề. Thân chủ giảm các hành vi, suy nghĩ tự làm hại bản thân, giảm các triệu chứng lo âu, ứng phó phù hợp với những tình huống gây ra lo âu của bản thân.
11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: Từ kết quả của quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong ca lâm sàng, luận văn đã góp phần cho thấy sự cần thiết, hiệu quả của việc hỗ trợ tâm lý cho người bắt buộc chữa bệnh tâm thần.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS



1. Full name : Nguyen Duc Hung.                   2. Sex: Male
3. Date of birth: August 24, 1978.                   4. Place of  birth: Phu Tho.
5. Admission decision number: 2948/2021/QĐ-XHNV, December 28, 2021 of the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in academic process: none.
7. Official thesis title: Psychological support for a compulsory treatment case on mental health.
8. Major: Clinical Psychology.                        9. Code: 8310401.02  
9. Supervisors: Associate professor PhD Tran Thu Huong. Faculty of Psychology- University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi
10. Summary of the findings of the thesis: Psychological support for people being forced to treat mental illness is an urgent issue and needs attention. They are people who, during a period of mental illness, have committed dangerous acts causing serious consequences, especially dangerous according to the provisions of law. After the treatment process, when the mental illness is stable and does not require forced treatment, patients often show signs of anxiety because they are afraid of having to accept responsibility for the dangerous actions they have committed. When signs of anxiety appear, the patient can fall into a state of crisis, even causing harm to themselves. Psychological support for patients to stabilize their spirits, reduce anxiety and prepare them to reintegrate into society is very important and necessary.
Research results show that: After the psychological support process, clients responded quite well to psychotherapy techniques, matching the goals the psychologist initially set after assessing the problem. Clients reduce self-harming behaviors and thoughts, reduce anxiety symptoms, and respond appropriately to situations that cause their anxiety.
11. Practical applicability, if any: From the results of the theoretical and practical research process in clinical case, document discussions have contributed to showing the necessity and effectiveness of psychological support for people forced to treat mental illness.
12. Further research directions, if any: None.
13. Thesis-related publications: None.

Tác giả: USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây