TTLV: Cạnh tranh Trung Quốc – Nhật Bản tại tiểu vùng sông Mê Công giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2022

Thứ hai - 27/11/2023 21:53
1. Họ và tên học viên: Lương Đức Mạnh                            2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 20/07/1994
4. Nơi sinh: Dương Đức, Lạng Giang, Bắc Giang
5. Quyết định công nhận học viên số: 2606/QĐ-XHNV ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Cạnh tranh Trung Quốc – Nhật Bản tại tiểu vùng sông Mê Công giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2022.
8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế; Mã số: 8310601.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Vân Anh - Khoa Quốc tế học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
- Chương 1 của luận văn tập trung làm rõ khái niệm cạnh tranh trong quan hệ quốc tế, từ đó xác định khung phân tích cạnh tranh làm cơ sở lý luận. Khung phân tích bao gồm những khía cạnh cần phân tích khi nghiên cứu các nhân tố tác động, thực trạng và cơ chế tác động của cuộc cạnh tranh giữa hai cường quốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương này. Cũng trong chương 1, luận văn tập trung làm rõ những nhân tố tác động cả bên trong và bên ngoài đến cạnh tranh Trung Quốc và Nhật Bản tại tiểu vùng sông Mê Công giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2022.
- Dựa trên khung phân tích đã được xác định trong chương 1, luận văn tập trung làm rõ cạnh tranh toàn diện giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại tiểu vùng sông Mê Công giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2022 trên bốn lĩnh vực quan trọng: Chính trị ngoại giao, kinh tế, an ninh quốc phòng và văn hoá giáo dục.
- Trên cơ sở thực trạng và tác động được chỉ ra, luận văn dự báo chiều hướng cạnh tranh Trung Quốc – Nhật Bản tại tiểu vùng sông Mê Công đến năm 2030 và đề xuất khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam.
- Luận văn góp phần nghiên cứu về sự cạnh tranh Trung Quốc và Nhật Bản tại tiểu vùng sông Mê Công có giá trị bổ sung và cập nhật những nghiên cứu hiện có về vấn đề này từ cả góc độ học thuật, thực tiễn.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đơn vị nghiên cứu, các trường Đại học của Việt Nam có thể tham khảo nội dung của Luận văn để có thêm một góc nhìn nhỏ về cạnh tranh Trung Quốc và Nhật Bản tại tiểu vùng sông Mê Công giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2022.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Bản thân sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu sâu thêm về cạnh tranh Trung Quốc và Nhật Bản tại tiểu vùng sông Mê Công trong giai đoạn tới.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
----------------------------------------

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Lương Đức Mạnh                                                2. Sex: Male
3. Date of birth: 20/07/1994      
4. Place of  birth: Dương Đức, Lạng Giang, Bắc Giang
5. Admission decision number: Admission Decision of Master Participation No. 2606/QĐ-XHNV dated 26/11/2021 by Rector of University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University, Ha Noi.
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: China-Japan competition in the Mekong sub-region from 1992 to 2022.
8. Major: International Relations                                             9. Code: 8310601.01
10. Supervisors: Dr. Vũ Vân Anh
11. Summary of the findings of the thesis:
- Chapter 1 of the thesis focuses on clarifying the concept of competition in international relations, thereby determining the competition analysis framework as a theoretical basis. The analytical framework includes aspects that need to be analyzed when studying the influencing factors, current situation and impact mechanism of the competition between these two Asia-Pacific regional powers. Also in chapter 1, the thesis focuses on clarifying both internal and external factors affecting competition between China and Japan in the Mekong sub-region in the period from 1992 to 2022.- Assess the impacts of China-Japan competition in the Mekong sub-region on the world, the region and Vietnam.
- Based on the analytical framework identified in chapter 1, the thesis focuses on clarifying the comprehensive competition between China and Japan in the Mekong sub-region in the period from 1992 to 2022 in four important areas: Politics, diplomacy, economics, national security and defense, culture and education.
- Based on the current situation and impacts pointed out, the thesis forecasts the direction of China-Japan competition in the Mekong sub-region until 2030 and proposes policy recommendations for Vietnam.
- The thesis contributes to the study of competition between China and Japan in the Mekong sub-region and has the value of supplementing and updating existing research on this issue from both an academic and practical perspective.
12. Practical applicability, if any: Party and State agencies, research units, and Vietnamese universities can refer to the content of the Thesis to gain a small perspective on the competition between China and Japan in the Mekong subregion. The period from 1992 to 2022.
13. Further research directions, if any: I will continue to research more deeply about competition between China and Japan in the Mekong sub-region in the coming period.
14. Thesis-related publications: None

Tác giả: Phòng Đào tạo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây