1. Họ và tên học viên: Nguyễn Trung Uy 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 14/4/1985
4. Nơi sinh: Thái Bình
5. Quyết định công nhận học viên số: 3014/2019/QĐ-XHNVngày 30/7/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Chính sách của Trung Quốc đối với ASEAN trong lĩnh vực an ninh chính trị giai đoạn 2012 – 2020.
8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế; Mã số: 8310601.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sỹ Phạm Hoàng Tú Linh, Học viện Quản lý Giáo dục
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn tập trung làm rõ những vấn đề liên quan chính sách của Trung Quốc đối với ASEAN trong lĩnh vực an ninh chính trị giai đoạn 2012-2020, cụ thể: (1) Làm rõ cơ sở hoạch định chính sách của Trung Quốc đối với ASEAN trong lĩnh vực an ninh chính trị; (2) Phân tích nội dung, quá trình và kết quả thực hiện chính sách của Trung Quốc đối với ASEAN trong lĩnh vực an ninh chính trị; (3) Đánh giá tác động của việc triển khai chính sách của Trung Quốc với ASEAN trong lĩnh vực an ninh chính trị, từ đó đưa ra khuyến nghị cho Việt Nam. Theo Chiến lược An ninh toàn diện của Trung Quốc, an ninh chính trị là nền tảng của An ninh quốc gia Trung Quốc, là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong các lĩnh vực an ninh khác mà Trung Quốc đã xác định. Cùng với đó, Trung Quốc đang xác định mục tiêu cuối cùng của quốc gia trong việc xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chính sách của Trung Quốc đối với ASEAN trong lĩnh vực an ninh chính trị nhằm đưa ASEAN thành một vùng đệm của Trung Quốc, đẩy ảnh hưởng của Mỹ ra khỏi khu vực, là bệ phóng để phô trương sức mạnh của Trung Quốc thế giới. Diễn biến hòa bình vẫn là mối đe dọa đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc khi nước này cho rằng các thế lực thù địch đang âm mưu lật đổ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung quốc bằng cách tiến hành cuộc chiến tranh trên lĩnh vực tư tưởng. Bằng cách truyền bá các giá trị riêng của Trung Quốc tới ASEAN, Trung Quốc có thể ngăn ảnh hưởng của ý thức hệ phương Tây. Ngoài ra, Trung Quốc muốn đưa ASEAN thành bệ phóng sẽ giúp thúc đẩy tham vọng trở thành siêu cường thế giới của Trung Quốc, đồng thời cũng sẽ củng cố quyền lực của Đảng Cộng sản khi chứng minh rằng Đảng Cộng sản là lựa chọn đúng đắn duy nhất dành cho Trung Quốc. Trong giai đoạn 2012-2020, trên nhiều phương diện, Trung Quốc đã thành công trong việc triển khai chính sách đối với ASEAN, thể hiện qua ảnh hưởng ngày càng tăng của nước này tại ASEAN trong khi Mỹ vẫn loay hoay với chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với những thành tựu hạn chế. Tuy nhiên, những rủi ro đến từ mối quan hệ của Trung Quốc với ASEAN trong lĩnh vực an ninh chính trị vẫn tồn tại. Lòng tin của ASEAN đối với sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc đang bị lung lay khiến khối này phải cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn các lĩnh vực hợp tác với Trung Quốc để tránh làm phương hại đến lợi ích chiến lược của ASEAN.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Làm rõ chính sách của Trung Quốc đối với ASEAN trong lĩnh vực an ninh chính trị có thể đưa ra định hướng và khiến nghị đối với Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc và các nước khác. Ngoài ra, đề tài có thể giúp làm rõ nghiên cứu về cạnh tranh trong quan hệ Mỹ-Trung.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER THESIS
1. Full name: Nguyễn Trung Uy 2. Sex: Male
3. Date of Birth: 14/4/1985
4. Place of Birth: Thai Binh
5. Admission Decision number: 3014/2019/QĐ-XHNV dated on 30/7/2019 by the Principle of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.
6. Changes in academic process: None.
7. Official thesis title: China’s policy towards ASEAN in the area of political security in the period of 2012 - 2020.
8. Major: International Relations; Code: 8310601.01
9. Supervisor: Dr. Phạm Hoàng Tú Linh, Education Management Academy
10. Summary of the thesis’s findings:
The thesis focuses on clarifying issues relating to China’s policy towards ASEAN in the area of political security: (1) stating the founding basis of the policy; (2) Analyzing content, implementation process and results of its realization; (3) Assessing the effects of the China implementing its policy towards ASEAN in the area of political security and providing policy recommendations for Vietnam. According to China’s Total Security, political security is the foundation of China’s National Security, which puts it on top of other areas of security that China has identified. With that, China is binding together the national ultimate goal in building Socialism with Chinese Characteristics and China Communist Party’s leadership. China’s policy towards ASEAN in the area of political security, therefore, aims to make ASEAN a buffer zone where the US influences are pushed away from its border and a launching pad to project its power to the world. Peaceful evolution is still a threat to China Communist Party as it claims that hostile forces are trying to topple its leadership by waging a war in the realm of ideology. By spreading China’s own values to ASEAN, China can keep western ideology’s influence away from the country. Also, turning ASEAN into a launching pad will help boost China’s ambition to become a world super power will also consolidate the Communist Party’s power as its proves that the Party is the chosen one and the only right choice there is for China. In the period of 2012-2020, China has been, in many ways, successful in implementing the policy towards ASEAN, which can be demonstrated by its growing influence in ASEAN while the US is still struggling with its Indo-pacific strategy with limited achievements. However, risks that come from China’s relations with ASEAN for its political security remain. ASEAN’s trust to China’s growing power is on shaking ground, which makes the block thoroughly choose areas of co-operations with China as to avoid undermining ASEAN’s strategic interests.
11. Practical applications: Understanding China’s policy towards ASEAN in the area of political security might suggest implications and practical recommendations for Vietnam in shaping its relations with China and other ASEAN countries. Furthermore, the thesis might help possible researches on the US-China competitions.
12. Further research directions, if any: None.
13. Thesis-related publications: None.