TTLV: Chương trình phát thanh dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc của Đài Tiếng nói Việt Nam trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện (khảo sát từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016)

Thứ ba - 11/10/2016 22:35

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Lan Phương

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 04/06/1978

4. Nơi sinh: Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không có thay đổi

7. Tên đề tài luận văn: Chương trình phát thanh dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc của Đài Tiếng nói Việt Nam trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện (khảo sát từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016)

8. Chuyên ngành: Báo chí học                        Mã số: 60.32.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Thị Thu Hương, Trưởng khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

- Bám sát trục nghiên cứu được đề tài định hướng, từ cơ sở lý luận báo chí học, Luận văn đã phân tích, tổng hợp, luận giải và xây dựng được cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đó là quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và thông tin đối ngoại dành cho người Việt Nam ở nước ngoài và vai trò của chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc”.

- Trên cơ sở những vấn đề lý luận đã xây dựng, Luận văn đã khảo sát, đánh giá thực trạng chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” của Đài Tiếng nói Việt Nam từ kết cấu đến nội dung, quy trình sản xuất chương trình, chỉ ra những thuận lợi cũng như khó khăn của chương trình khi đăng trên trang thông tin điện tử của Hệ phát thanh đối ngoại quốc gia, Đài Tiếng nói Việt Nam vovworld.vn. 

- Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đã nghiên cứu, khảo sát, Luận văn đưa ra những đề xuất, khuyến nghị cụ thể để cải tiến, nâng cao chất lượng chương trình phát thanh nhằm giữ vững và tăng cường sức lôi cuốn của chương trình đối với đối tượng người nghe là cộng đồng người Việt sống xa Tổ quốc và thân nhân sống trong nước của Đài Tiếng nói Việt Nam.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng ngay trong chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” của Đài Tiếng nói Việt Nam trong thời gian tới nhằm đáp ứng xu thế phát thanh đa phương tiện hiện nay đồng thời có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong học tập, giảng dạy chuyên ngành Báo chí và truyền thông tại Trường Đại học Khoa học, xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Từ kết quả nghiên cứu này, có thể triển khai những hướng nghiên cứu tiếp theo trong việc đưa ra những giải pháp trong việc cải tiến, nâng cao kết cấu, nội dung của chương trình theo hướng hiện đại để thỏa mãn nhu cầu người nghe hiện nay.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

Tiếng quê hương với người xa xứ trên sóng VOV đăng trên Tạp chí Người làm báo, tháng 10 năm 2016

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Lan Phuong                2. Sex: Female

3. Date of birth: June 4th 1978                      4. Place of  birth: Ha Noi

5. Admission decision number: 3215/2014/QĐ-XHNV–SĐH. Dated 31/12/2014 Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in academic process: No change

7. Official thesis title: Program for Vietnamese oversea of Radio The Voice of Vietnam in the background of multimedia communications (surveyed from October 2015 to April 2016)

8. Major: Journalism School                         Code: 60.32.01.01

9. Supervisors: Prof.Dr Dang Thi Thu Huong, Dean of the Faculty of Journalism and Communication, VNU University of Social Sciences and Humanities.

10. Summary of the findings of the thesis:

- Follow the research contents oriented by the Thesis topic. Basing on the rationale of Journalism, the Thesis has analyzed, synthetized, interpreted and built up a theoretical basis related to the research topic. That is Party's policies about Vietnamese oversea and external information for Vietnamese oversea and the role of Program for Vietnamese oversea.

- On the basis of these theoretical developed issues, the Thesis has examined, assessed program for Vietnamese oversea of Radio The Voice of Vietnam from the structure, content  and producing radio program, cited advantages and difficulties when program was posted on website of Oversea Service, Radio The Voice of Vietnam vovworld.vn. 

- From the researched theoretical and practical basis, the Thesis contributes specific proposals and recommendations in order to improve the quality of radio programs with holding and strengthening the attraction of program for the event listener of Radio The Voice of Vietnam, that is Vietnamese oversea community and domestic relatives.

11. Practical applicability:

The research findings are usable in program for Vietnamese oversea of Radio The Voice of Vietnam in the years to come to satisfy the trend in multimedia broadcasting, simultaneously, can be usable for reference material supplied for studying and teaching journalism and communication in VNU University of Social Sciences and Humanities.

12. Further research directions:

From the research findings, further research directions can be developed in innovating, improving structure, content of program  towards innovation in oder to meet audience demands.

13. Thesis-related publications:

Voice of Homeland towards expatriates on Voice of Vietnam posted by Journalist, on October, 2016

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây