Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Lê Lan Phương 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 02/05/1989 4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 1936/2011QĐ-XHNV-SĐH ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Chuyển đổi việc làm của người dân ven đô sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội
8. Chuyên ngành: Xã hội học ; Mã số: 60 31 03 01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trịnh Duy Luân, hiện đang công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Đề tài “Chuyển đổi việc làm của người dân ven đô sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp tại phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội” đã chỉ ra mô hình chuyển đổi việc làm của người dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp. Thông qua khảo sát tình hình thực tiễn tại địa phương và tiếp cận các lý thuyết về biến đổi xã hội, lựa chọn hành vi hợp lý, luận văn đã chỉ ra được thực trạng chuyển đổi việc làm của người dân ven đô sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đồng thời phân tích những yếu tố tác động đến quá trình chuyển đổi việc làm của người dân. Qua đó, đưa ra một cái nhìn tổng thể về vấn đề chuyển đổi việc làm của người dân, đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa trong vấn đề việc làm của người dân tạo sự phát triển kinh tế xã hội bền vững ở vùng nông thôn ven đô.
Sau khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, cơ cấu nghề nghiệp của người dân ven đô đã có sự biến đổi mạnh mẽ. Sự biến đổi đó diễn ra theo hướng việc làm trong nông nghiệp giảm mạnh, các việc làm phi nông nghiệp tăng nhanh và có sự đa dạng hóa nghề nghiệp. Tuy nhiên, những công việc mà họ chuyển đổi sang thường là những công việc mang tính chất giản đơn, tạm bợ, mùa vụ, không đòi hỏi nhiều về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tay nghề như kinh doanh, buôn bán nhỏ, làm thuê công nhật…Địa điểm làm việc của những công việc đó thường tại địa phương hoặc trung tâm Thành phố đặc biệt là không có ai di cư sang các tỉnh khác làm ăn. Họ đã tận dụng các lợi thế phát sinh sau khi thu hồi đất như có tiền đền bù, các nhu cầu dịch vụ ở địa phương phát triển… Điều này chính là điểm khác biệt giữa vùng ven đô với các khu vực nông thôn xa trung tâm khác.
Sự biến đổi trong cơ cấu nghề nghiệp của người dân đã kéo theo sự đa dạng trong cơ cấu nguồn thu. Nguồn thu nhập từ các ngành nghề phi nông nghiệp đã tăng một cách đáng kể. Tuy nhiên, mức thu từ những công việc này thường bấp bênh, không ổn định và thấp hơn so với mức thu từ nghề nông mặc dù thu nhập từ nghề nông là không cao. Điều đó làm cho mức sống của người dân hiện tại giảm đi so với trước khi thu hồi đất nông nghiệp.
Sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp – tư liệu sản xuất chính, người dân thường gặp nhiều khó khăn trong vấn đề về chuyển đổi việc làm. Bản thân mỗi người phải tự chuyển đổi trong khi đó sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân là rất ít. Quá trình đó chịu sự tác động mạnh mẽ của các yếu tố thuộc về đặc trưng nhân khẩu học của mỗi người lao động như yếu tố giới, độ tuổi, trình độ học vấn, nguồn vốn xã hội và các yếu tố khách quan như sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Cụ thể là nữ giới ít có cơ hội tìm kiếm nghề nghiệp bên ngoài xã hội hơn nam giới, những người càng lớn tuổi, trình độ học vấn càng thấp thì càng khó khăn hơn trong việc chuyển đổi việc làm phi nông nghiệp đặc biệt là những công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ thuật. Những người có nhiều vốn xã hội và biết tận dụng nguồn vốn xã hội đó thường dễ dàng chuyển đổi sang công việc mới hơn.
Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với việc chuyển đổi việc làm của người dân là chưa hiệu quả cả về số lượng và chất lượng. Việc hỗ trợ đó chỉ dừng lại ở việc đào tạo nghề mà chưa kết nối để tìm đầu ra cho những người được đào tạo nghề.
Như vậy, qua nghiên cứu đã cung cấp cho chúng ta hiểu rõ hơn về thực trạng chuyển đổi việc làm của người dân sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp. Việc chuyển đổi việc làm của người dân còn gặp rất nhiều khó khăn và tồn tại nhiều bất cập. Chính vì vậy, chúng ta cần phải có những giải pháp thiết thực và đồng bộ để giúp người dân có một công việc ổn định nhằm đảm bảo cuộc sống bền vững.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Đề tài đã chỉ ra được mô hình chuyển đổi việc làm của người dân sau khi thu hồi đất, những khó khăn và thuận lợi mà người dân gặp phải trong quá trình chuyển đổi. Qua đó đưa ra những kết luận, khuyến nghị giúp các cấp lãnh đạo có những giải pháp hiệu quả, thiết thực nhất để đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp
INFORMATION OF MASTER THESIS
1. Full name of student: Le Lan Phuong 2. Gender: Female
3. Date of Birth: 05/02/1989 4. Birthplace: Hanoi
5. The decision on recognition of student No: 1936/2011 2011QĐ-XHNV-SĐH released October 10th, 2011 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in the training process: No
7. Thesis name: Job changing among suburban population after agricultural land recovered in Kien Hung ward, Ha Dong district, Hanoi
8. Major: Sociology; Code: 60 31 03 01
9. Scientific Supervisor: Prof. Trinh Duy Luan currently working at the Vietnam Academy of Social Sciences
10. Summary of the thesis results:
The thesis " Job changing among suburban population after agricultural land recovered in Kien Hung ward, Ha Dong district, Hanoi " has shown patterns of job changes when agricultural land recovered. Through surveys on the situation at the local area and theoretical approachs on social changes, rational choice behavior, the thesis has pointed out the reality of the job changes after the recovery of agricultural land and analyzes the factors affecting employment transition of people, thus, providing an overview of the problem regarding people's jobs, offering solutions to overcome the limitations of the urbanization, industrialization process related to employment, creating sustainable economic and social development for suburban fringe.
After recovery of agricultural land, the occupation structure of suburban residents experience strong variation. The transformation takes place in the direction of employment in agriculture decreasing, non-agricultural employment increasing with profession diversification. However, the job that people often convert to are simply temporary, seasonal and requires little education, qualifications, skills such as small trade, daily hire... Location of the jobs are often at local area or in city centre, especially, there is no single migration to other provinces for business. They took advantage of the arising after the recovery of land such as compensation money, the demand for local services development ... This is the difference between the suburban areas to other outlying rural areas.
The change in the occupational structure of the population has led to the diversity of revenue sources structure. Income from non-agricultural sectors has increased significantly. However, the income from these jobs are often precarious, unstable and generating lower income than that from farming although income from agriculture is not as high. That makes the living standards of the people reduced compared with before recovery of agricultural land.
After withdrawal of agricultural land - the main means of production, people often encounter many difficulties in the matter of work conversion. They themselves have to manually switch while the support of organizations and individuals is very limited. That process is strongly influenced by elements of the demographic characteristics of each employee such as gender, age, educational level, social capital and external factors such as the support of local government. Specifically, women have little chance to seek external occupation opportunities than men, older people, people with lower levels of educationfind it more difficult to switch to non-agricultural employment, especially jobs requires a high level of expertise and techniques. Those with more social capital and can take advantage of their social capital can convert to the newer job more easily.
The support of local government for people’s job transformation are not efficient in terms of both quantity and quality. The support is mainly about vocational training, but not output for trained people.
Thus, the study gave us a better understanding of the status of the job changes after argricultural land recovered. This issue still face many difficulties and shortcomings. Therefore, we need practical solutions and synchronization to help people have a stable job to ensure sustainable living.
11. Applicability in Practice: The thesis have shown the model of peoples’ job transformation after land acquisition, difficulties and benefits that people face in transition. Thereby, making conclusions and recommendations to help leaders have the most effective and practical solutions to ensure sustainable livelihoods for people after withdrawal of agricultural land.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn