Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: NGUYỄN VIỆT THI 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 28/01/1986
4. Nơi sinh: Quảng Ninh
5. Quyết định công nhận học viên số 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH Ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)
7. Tên đề tài luận văn: Giải pháp của Nhật Bản cho căn bệnh môi trường Minamata ở tỉnh Kumamoto từ thập niên 1950 đến thập niên 1980
8. Chuyên ngành: Châu Á học Mã số: 60 31 50
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Phan Hải Linh, Khoa Đông Phương học,
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Mục đích chính của luận văn là nghiên cứu và trình bày về các chính sách và biện pháp của chính phú Nhật Bản trong việc giải quyết căn bệnh Minamata. Đây là căn bệnh gây ra sau khi ăn một lượng lớn cá và sò bị ô nhiễm nặng vì thủy ngân hữu cơ, gây hủy hoại hệ thống thần kinh, chủ yếu là thần kinh trung ương, làm người bệnh vô cùng đau đớn, thường xuyên bị co giật, dẫn đến mù, điếc, mất trí, bại liệt… và thậm chí tử vong. Căn bệnh khủng khiếp này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1956 tại thành phố Minamata của tỉnh Kumamoto và đã làm kinh hoàng cả nước Nhật trong các thập niên 1960 và 1970 của thế kỷ XX vì nguyên nhân và sức hủy diệt của nó. Năm 1968, sau khi kết luận kết luận chính thức về nguyên nhân gây bệnh là do nước thải nhiễm thủy ngân không qua xử lý của nhà máy Chisso được xả thẳng ra vịnh Minamata làm ô nhiễm môi trường nước, chính phủ Nhật Bản đã có các pháp giải quyết rất triệt để giải quyết hậu quả cũng như tái thiết lại thành phố Minamata. Đây là bài học hữu ích cho các nước trong việc giải quyết các vấn đề môi trường.
Nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương. Cụ thể:
Chương 1 dành để phác họa một số nét chính về tình hình kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn tăng trưởng “thần kỳ” 1953-1972. Công ty Chisso đã góp phần quan trọng vào việc phát triên kinh tế nhưng do quá chú trọng phát triển kinh tế đã làm việc bảo vệ môi trường bị xem nhẹ, dẫn đến nảy sinh ra căn bệnh Minamata.
Chương 2 trình bày một cách hệ thống về căn bệnh Minamata, từ nguyên nhân gây ra bệnh, nỗi đau thương,tổn thất nặng nề của các bệnh nhân… đến các vụ kiện liên quan vấn đề này.
Chương 3 giới thiệu các chính sách và các biện pháp của Nhật Bản để giải quyết thảm họa Minamata và xây dựng lại thành phố Minamata trở thành điểm du lịch môi trường hấp dẫn. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc bảo vệ môi trường cũng được trình bày ở đây.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : NGUYEN VIET THI.................... 2. Sex: Female..........................................
3. Date of birth: 28/01/1986 ........................... 4. Place of birth: Quang Ninh..............
5. Admission decision number: 15/QD-XHNV-KH&SDH Dated: 14/10/2009
6. Changes in academic process: .............................................................................................
(List the forms of change and corresponding times)
7. Official thesis title: Japanese solution for Minamata disease in Kumamoto Prefecture since 1950s to 1980s ......................................................................................................................................
8. Major: Asian Study.......................................... 9. Code: 60 31 50.....................................
10. Supervisors: Dr. Phan Hai Linh, Faculty of Oriental Studies, University of Social Sciences and Humanities...................................................................................................................................
(Full name, academic title and degree)
11. Summary of the findings of the thesis:
The main purpose of this thesis is to study and present the policy measures taken by Japanese government to solve Minamata disease. This disease occurred when people ate a large quantity of fish and shellfish polluted by organic mercury and it destroyed the nervous system, mainly the central nervous system. The patient was in pain, frequent seizures, blindness, deafness, dementia, paralysis and even death. This horrible disease was first detected in 1956 in the city of Minamata in Kumamoto Prefecture and horrified Japan in the 1960s and 1970s by its causes and damages. In 1968, the final official conclusion for the cause of the disease is the Chisso plant’s direct discharge of the mercury-contaminated waste water without treatment into Minamata Bay, polluting the water environment. Accordingly, the Japanese government provided comprehensive solutions to deal with the consequences as well as to rebuild the city of Minamata. This is useful lessons for other countries in addressing environmental issues.
The main content of the thesis is presented in three chapters.
Chapter 1 devoted to outlining some of the key features of the Japanese economy during the period of "miracle" growth from 1953 to 1972. Chisso Company had contributed significantly to economic development, but due its strong focus on business, it overlooked the environmental protection, leading to rise to Minamata disease.
Chapter 2 presents Minamata disease in systematic way including the causes of disease, the severe loss to the patients and related litigation issues.
Chapter 3 introduces Japanese policies and measures to resolve Minamata disaster and to rebuild the city of Minamata to become an attractive environment tourist destination. Some lessons for Vietnam in environmental protection is also presented here.
12. Practical applicability, if any: ...........................................................................................
13. Further research directions, if any: ..................................................................................
14. Thesis-related publications: ..............................................................................................
(List them in chronological order)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn