TTLV: Đặt trưng Phật giáo Nam tong Khmer Nam Bộ và những vấn đề cần quan tâm

Thứ năm - 29/02/2024 21:06
1.Họ và tên học viên: PHẠM BÁCH THẮNG
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 20 -04 -1974
4. Nơi sinh: xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.
5. Quyết định công nhận học viên số: 1811/QĐ-XHNV ngày 08/9/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
+ Quyết định số 3094/QĐ-XHNV về việc kéo dài thời gian học tập của học viên
cao học
7. Tên đề tài luận văn: “Đặt trưng Phật giáo Nam tong Khmer Nam Bộ và những vấn đề cần quan tâm”.
8. Chuyên ngành: Tôn giáo học;               Mã số: 8229009.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thanh Xuân
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Phật giáo Nam tông Khmer, một tôn giáo không thể tách rời truyền thống dân tộc, tôn giáo mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng riêng của cộng đồng người Khmer ở Nam Bộ.
Phật giáo Nam tông (Theravada) từ khi xuất hiện, truyền đạo và du nhập vào đời sống tín ngưỡng, tâm linh của cộng đồng người Khmer nhiều thế kỷ đã trở thành tôn giáo độc tôn trong đời sống tôn giáo, tâm linh của người Khmer Nam Bộ. Phật giáo Nam tông Khmer, có số lượng tín đồ tham gia đại đa số là người dân tộc Khmer đã khẳng định giá trị độc tôn đối với đời sống tâm linh của người Khmer, có nhiều đóng góp vào sự phát triển bền vững bản sắc dân tộc, đồng hành cùng dân tộc Khmer trong suốt tiến trình lịch sử của dân tộc tại vùng đất Nam Bộ đến nay.
Các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước luôn có sự quan tâm đối với cộng đồng người Khmer nói chung và công tác quản lý nhà nước đối với Phật giáo Nam tông Khmer tại các tỉnh, thành phố nói riêng trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, các tôn giáo tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền của đất nước.
Nghiên cứu về Đặc trưng Phật giáo Nam tông Khmer Nam Bộ sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, dân tộc nhận thức sâu, sát với dự báo xu thế phát triển của người Khmer, Phật giáo Nam tông Khmer để đưa ra các giải pháp cơ bản để giải quyết các vấn đề liên quan đến Phật giáo Nam tông Khmer trong thời gian tới.
11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:
 Luận văn góp phần làm rõ được quá trình hình thành, phát tiển của vùng đất Nam Bộ, cư dân ở Nam Bộ, đời sống xã hội, văn hóa truyền thống của người Khmer vùng Nam Bộ, tôn giáo truyền thống độc tôn của người Khmer Nam Bộ; tiến trình du nhập và phát triển của Phật giáo Nam tông ở Nam Bộ. Việc nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề trên để khẳng định giá trị về đặc trưng cơ bản Phật giáo Nam tông đối với cộng đồng người Khmer Nam Bộ, những yếu tố tác động đến Phật giáo Nam tông Khmer và dự báo, đề xuất giải pháp cho yếu tố tác động đối với Phật giáo Nam tông Khmer Nam Bộ trong thời gian tới.
Kết quả từ nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao nhận thức về vùng đất Nam Bộ, cư dân, văn hóa, tôn giáo và tôn giáo truyền thống của người Khmer Nam Bộ; xu hướng phát triển của Phật giáo Nam tông Khmer đóng góp vào chính sách phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, ổn định chính trị, an ninh trật tự nơi có đồng bào dân tộc Khmer theo Phật giáo Nam tông Khmer sinh sống và khu vực ở Nam Bộ.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Công tác nghiên cứu về Phật giáo Nam tông Khmer ở Nam Bộ sẽ mang đến cho học giả, nhà nghiên cứu nhiều giá trị về lịch sử, đời sống xã hội, tôn giáo truyền thống, văn hóa của người Khmer sinh sống trên vùng đất Nam Bộ. Nghiên cứu về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước về tôn giáo, dân tộc đối với  Phật giáo Nam tông Khmer ở Nam Bộ trong thời gian qua và con đường phát triển của Phật giáo Nam tông Khmer trong xu thế phát triển của xã hội và thời đại.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không
                                                                 

Tác giả: USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây