TTLV: Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước vùng dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng

Thứ năm - 29/02/2024 21:07
1.Họ và tên học viên: Trương Hạnh Nguyên
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 01/05/1974.
4. Nơi sinh: Cà Mau
5. Quyết định công nhận học viên số: 1811/QĐ-XHNV ngày 08/9/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
+ Quyết định số 3094/QĐ-XHNV về việc kéo dài thời gian học tập của học viên cao học
7. Tên đề tài luận văn: Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước vùng dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng
8. Chuyên ngành: Tôn giáo học;               Mã số: 8229009.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Ánh Vân
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Trong tiến trình cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn xác định công tác dân tộc - tôn giáo là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách và là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Các chính sách dân tộc - tôn giáo của Đảng, Nhà Nước ta đối với đồng bào dân tộc thiểu số không những nhằm đảm bảo sự ổn định về chính trị mà còn tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc Khmer nói riêng.
Qua đề tài luận văn, học viên đã khái quát lại sự hình thành và phát triển của Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tại vùng Tây Nam bộ và đã nêu được những đặc trưng về một Hội đặc thù được gắn liền giữa tôn giáo và dân tộc. Đồng thời dẫn giải nguyên nhân Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước vẫn tồn tại và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, học viên đã nêu bật phương châm hoạt động của Hội theo giáo hội Phật giáo Việt Nam là “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”. Trong thời kỳ đổi mới, Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước, hoà hợp dân tộc. Đặc biệt là Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10-01-2018 của Ban Bí thư về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới, khẳng định những chủ trương, chính sách đặc thù về công tác dân tộc, tôn giáo ở vùng đồng bào Khmer đã làm thay đổi diện mạo phum sóc, đời sống đồng bào được nâng lên rõ rệt, Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước cũng đã được quan tâm và hỗ trợ hoạt động rất thuận lợi trong vùng đồng bào Khmer.
 Nội dung luận văn, học viên cũng đã dành một chương để dự báo tình hình dân tộc, tôn giáo trong vùng đồng bào Khmer và đưa ra khuyến nghị để Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng tiếp tục phát huy vai trò vận động sư sãi và đồng bào Khmer trong thời gian tới.
11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước trong quá trình lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đóng góp quan trọng trong việc thực hiện chủ trương về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đặc biệt là việc xây dựng các chính sách phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, ổn định chính trị, đảm bảo an ninh trật tự nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer.
 Luận văn có thể sử dụng để làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu và bồi dưỡng nghiệp vụ cho các báo cáo viên, cán bộ làm công tác quản lý về tín ngưỡng, tôn giáo.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Trong thời gian tới tác giả sẽ tiếp tục tìm hiểu và  nghiên cứu sâu tình hình hoạt động của Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước các tỉnh, đặc biệt là khu vực ĐBSCL để có cái nhìn bao quát và so sánh được những điểm giống và khác nhau trong từng địa bàn sinh hoạt. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp phù hợp với  thực tiễn  của từng địa phương, để của Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước  phát huy đươc tối đa những giá trị về văn hóa tinh thần cũng như những giá trị về vật chật trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

 

Tác giả: USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây