TTLV: Hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tại HHD Đại Từ - Thái Nguyên

Thứ sáu - 05/09/2014 02:14

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Vũ Thị Thanh Phương      2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 07/02/1988

4. Nơi sinh: Huống Thượng - Đồng Hỷ - Thái Nguyên

5. Quyết định công nhận học viên số: 1936/2011/QĐ-XHNV-SĐH ngày 10/10/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: "Hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tại HHD Đại Từ - Thái Nguyên."

8. Chuyên ngành:Công tác xã hôi;

9. Mã số: 60900101

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Xuân Mai - Trưởng khoa Công tác xã hội, trường đại học Lao động - Xã hội

11. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Phụ nữ nhiễm HIV/AIDS là vấn đề rất đáng chú ý trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay.  Phụ nữ nhiễm HIV/AIDS gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là những khó khăn liên quan đến tâm lý. Họ rất cần được trợ giúp để vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã tập trung nghiên cứu Hoạt động  tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tại HHD Đại Từ - Thái Nguyên nhằm đánh giá thực trạng hoạt động trợ giúp của phụ nữ nhiễm HIV/AIDS thông qua các hình thức tham vấn. Từ đó, đưa ra những khuyến nghị về việc sử dụng tham vấn như một công cụ quan trọng trong trợ giúp phụ nữ nhiễm HIV/AIDS được tốt hơn, đồng thời góp phần phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam.

Nghiên cứu này hướng tới đánh giá thực trạng hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tại nhóm HHD Đại Từ - Thái Nguyên thông qua các nghiên cứu lí luận về hoạt động tham vấn  (lí thuyết thân chủ trọng tâm, lí thuyết nhận thức hành vi) và hoạt động tham vấn với đối  tượng cụ thể trong công tác xã hội

Kết quả nghiên cứu hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tại nhóm HHD Đại Từ - Thái Nguyên cho thấy:

Phụ nữ nhiễm HIV/AIDS gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống liên quan đến  sức khỏe, kinh tế, việc làm, giao tiếp, chăm sóc và giáo dục con cái, … đặc biệt là khó khăn liên quan đến tâm lý. Họ giải quyết những khó khăn bằng nhiều cách khác nhau nhưng cũng đã bắt đầu hướng  nhiều tới việc tìm sự trợ giúp từ nhà chuyên môn, các trung tâm tham vấn để trợ giúp giải quyết vấn đề hơn là tìm đến bạn bè, người thân hay buông xuôi mặc kệ. Mặc dù, tìm đến hoạt động tham vấn với nhiều mục đích, mong muốn khác nhau nhưng đa phần họ cho rằng hoạt động tham vấn là cần thiết.

Kết quả nghiên cứu đã phản ánh về thực trạng hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tại nhóm HHD Đại Từ - Thái Nguyên từ cơ sở vật chất còn hạn chế, đội ngũ cán bộ chủ yếu là chưa qua đào tạo bài bản, làm việc kiêm nhiệm nên có ít thời gian cho hoạt động tham vấn, hình thức tham vấn chưa đa dạng chủ yếu tập trung vào tham vấn cá nhân và tham vấn qua điện thoại, hình thức tham vấn nhóm và tham vấn gia đình cũng bắt đầu được chú trọng phát triển, bước đầu đã mang lại kết quả khả quan, được nhóm phụ nữ nhiễm HIV/AIDS đánh giá cao. Chất lượng tham vấn do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan nên chưa thật sự hiệu quả nhưng  cũng đã đáp ứng phần nào nhu cầu tâm lý, hỗ trợ nhóm thân chủ giải quyết một số khó khăn vướng mắc mà bản thân thân chủ không tự giải quyết được.

Từ những phát hiện trên, nghiên cứu đã chỉ mức độ đạt được của từng khía cạnh, từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tại nhóm HHD Đại Từ - Thái Nguyên.

12. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Kết quả từ nghiên cứu này là cơ sở cho các nhà tham vấn, các nhà lãnh đạo và cơ quan quản lý có cái nhìn toàn diện về hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS. Từ đó có các biện pháp, chính sách hay cơ chế phù hợp để cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tại nhóm HHD nói riêng và Thái Nguyên nói chung. Đề tài cũng sẽ là cơ sở lý luận phục vụ cho những hoạt động can thiệp tham vấn cụ thể cho đối tượng là phụ nữ nhiễm HIV/AIDS. Căn cứ vào kết quả hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tại nhóm HHD Đại Từ - Thái Nguyên các địa phương khác có thể học tập để nhân rộng mô hình tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo

- Công tác xã hội nhóm với phụ nữ nhiễm HIV/AIDS

- Kỹ năng tham vấn với phụ nữ nhiễm HIV/AIDS

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Vu Thi Thanh Phuong               2. Sex: Female

3. Date of birth: 7th Februaly, 1988                    4. Place of  birth: Thai Nguyen

5. Admission decision number: 1936/2011/QĐ-XHNV-SĐH  Dated 10th October, 2011

6. Changes in academic process:  None

7. Official thesis title: “Consultation activities for women living with HIV /AIDS in HHD Dai Tu - Thai Nguyen."

8. Major: Social Work

9. Code: 60.90.01.01

10. Supervisors: Dr. Bui Thi Xuan Mai - Dean of Social Work, University of Labor and Social Affairs (ULSA)

11. Summary of the findings of the thesis:

Women living with HIV / AIDS is very noticeable problems in Thai Nguyen province today. Women living with HIV / AIDS face many difficulties in life, especially those involving difficult psychologically. They need assistance to overcome difficulties in life. Comes from the fact that I have to focus research activity counseling for women living with HIV / AIDS in HHD Dai Tu - Thai Nguyen to assess the status of activities in support of women living with HIV / AIDS through consultation form. From there, make recommendations on the use of consultation as an important tool in assisting the women with HIV / AIDS are better, and contribute to development of social work in Vietnam.

This study aims to assess the status of consultations for women living with HIV / AIDS in the HHD group Dai Tu - Thai Nguyen through academic research on consultation activities (client focus theory, theory cognitive behavioral) and consultation activities with specific objects in social work:

Research results consultation activities for women living with HIV / AIDS in the HHD group Dai Tu - Thai Nguyen shows:

Women living with HIV / AIDS face many difficulties in life related to health, economy, employment, communication, care and education of children ... especially concerning difficult psychologically. They solve problems in different ways, but also began to work towards many seek help from professionals, counseling centers to help resolve problems rather than looking to friends and relatives or surrender ignored. Although, seek consultation with a variety of purposes, different expectations, but most of them said that consultation is necessary.

The study results reflect the real situation consultations for women living with HIV / AIDS in the HHD group Dai Tu - Thai Nguyen from the infrastructure are limited, staff are mostly untrained Posts copies of their working should have little time for consultation, the consultation form diverse yet focused on individual consultations and telephone consultations, group counseling forms and counseling families also began to focus on developing, initially brought positive results, the group of women living with HIV / AIDS appreciated. The quality of the consultation affected by many subjective factors and objective should not really effective, but also partly meet psychological needs, client support team to address some difficulties which itself client is unable to handle.

From the above findings, the study has only reached the level of each aspect, from which to make recommendations to improve the quality of consultation activities for women living with HIV / AIDS in the HHD group Dai Tu - Thai Nguyen .

12. Practical applicability, if any:

Results from this study as a basis for consultation, the agency leaders and managers a comprehensive view of consultation activities for women living with HIV/AIDS. Since then, measures, policies or appropriate mechanism to improve and enhance the quality of consultations for women living with HIV/AIDS in particular HHD groups and Thai Nguyen general. The theme will also be served a theoretical basis for interventions specific consultations for those women living with HIV/AIDS. Based on the results of consultation activities for women living with HIV/AIDS in the HHD group Dai Tu - Thai Nguyen other locals can learn to replicate consultations for women living with HIV/AIDS.

13. Further research directions, if any:

- Social work groups of women living with HIV/AIDS

- Skills consulation with women living with HIV/AIDS

14. Thesis-related publications: None

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây