TTLV: Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay

Thứ hai - 08/09/2014 22:42

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1.  Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thuy. Giới tính: Nữ
2.  Ngày, tháng, năm sinh: 07/04/1987. 
3. Nơi sinh: Trạm y tế xã Yên Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
5. Quyết định công nhận học viên số: 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH, ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không.
7. Tên đề tài luận văn: “Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay”. 
8. Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 60 31 30
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Vân Hạnh, khoa Xã hội học, trường Đại học KHXH&NV, Đại học QGTPHCM.
10. Tóm tắt kết quả của luận văn: 
    Nghiên cứu đã chỉ ra được thực trạng, nguyên nhân và hệ quả dự báo của việc sử dụng ngôn ngữ mạng trong sinh viên Việt Nam hiện nay. Đồng thời cũng nêu ra một số giải pháp nhằm hạn chế và định hướng việc sử dụng ngôn ngữ mạng trong tương lai.
Hiện nay, ngôn ngữ mạng được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng sinh viên. Hầu hết sinh viên đều sử dụng ngôn ngữ mạng trong các giao tiếp hàng ngày của mình. Ngôn ngữ mạng được sử dụng trong hầu hết các hoạt động của sinh viên và có sự khác nhau về mức độ giữa các hoạt động ấy. Ngôn ngữ mạng được sử dụng nhiều trong các hoạt động như: chat, nhắn tin di động, tham gia diễn đàn, mạng xã hội, chơi game online… Ngoài ra, ngôn ngữ mạng đã được chuyển thể thành ngôn ngữ nói và được sinh viên sử dụng với mức độ khá nhiều.
Sinh viên sử dụng ngôn ngữ mạng với mục đích chủ yếu là tiết kiệm kí tự, thời gian khi nhắn tin di động, gia tăng thêm sự hài hước, thú vị trong khi trò chuyện. Ngôn ngữ mạng cũng là một công cụ đắc lực cho sinh viên trong việc chia sẻ các thông tin mang tính cá nhân, chia sẻ trong nội bộ nhóm nhỏ và cả trong ghi chép bài vở.
Ngôn ngữ mạng, theo đánh giá của các bạn sinh viên, là ngôn ngữ mang đậm tính sáng tạo, giúp hòa nhập với bạn bè khi mà nhiều người trong số họ đều có thể sử dụng, ngôn ngữ mạng còn có ưu điểm là rất dễ biểu đạt cảm xúc. Ngôn ngữ mạng ra đời nhằm phục vụ cho nhu cầu trao đổi thông tin của các bạn sinh viên.
Có nhều nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên hiện nay. Trong đó những nguyên nhân khách quan có thể kể tới như: Sự bùng nổ và phát triển của công nghệ thông tin, sự thiếu chuẩn mực trong các tác phẩm nghệ thuật dành cho giới trẻ, sự thiếu quan tâm của gia đình và nhà trường. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân chủ quan như: mức độ sử dụng Internet của sinh viên, mong muốn thể hiện sự sáng tạo và cá tính riêng của người sử dụng.
Nghiên cứu đã đặt ra một số hệ quả dự báo trong tương lai của việc sử dụng ngôn ngữ mạng. Trong đó hệ quả lớn nhất chính là ảnh hưởng tới sự trong sáng của tiếng Việt, ảnh hưởng tới văn hóa sử dụng ngôn ngữ mạng của giới trẻ trong tương lai và gây rào cản trong giao tiếp.
Những giải pháp nêu ra trong nghiên cứu được đúc rút từ chính thực trạng, nguyên nhân và hệ quả của việc sử dụng ngôn ngữ mạng trong thực tế. Trong số những giải pháp được đưa ra, 3 giải pháp chiếm tỷ lệ lớn nhất tập trung vào 3 môi trường cơ bản là gia đình, nhà trường và xã hội. Tiếp đến là những giải pháp như: sinh viên cần tích cực tham gia trao đổi trong những môi trường tích cực như trường, lớp, đoàn hội. Trau dồi vốn hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc. Tiếp thu những yếu tố mới trên cơ sở có xem xét chọn lọc không cổ xúy, chạy theo những xu hướng mà ngay chính bản thân cũng chưa hiểu chưa rõ.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: 
Đề tài đã đưa lại cái nhìn tổng quan về thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạng ở sinh viên hiện nay. Thông qua số liệu về việc sử dụng ngôn ngữ mạng, nghiên cứu đã chỉ ra nhận thức, mức độ, hình thức, trường hợp, mục đích sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên và các nguyên nhân, hệ quả của việc sử dụng ngôn ngữ mạng.
Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa ra một số khuyến nghị giúp cho gia đình, nhà trường, xã hội và những cơ quan liên quan hạn chế và định hướng việc sử dụng ngôn ngữ mạng đúng đắn hơn. Kết quả của Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên giảng dạy, sinh viên muốn tìm hiểu về thực trạng sử dụng ngôn ngữ mạng, từ đó sẽ có những bổ sung cho kết quả nghiên cứu của Luận văn.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Thuy.  2. Sex: Female.
3. Date of birth: 07th April, 1987      4. Place of birth: Yen Nam commune health station, Duy Tien district, Ha Nam province.
5. Admission decision number: 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH   Dated: 14th October, 2009.
6. Changes in academic process: No.
7. Official thesis title: “Perception and action in using network language of Vietnamese students”.
8. Major: Sociology                      9. Code: 60 31 30.
10. Supervisor: Dr. Nguyen Thi Van Hanh, Department of Sociology, University of Social Sciences and Humanities, Ho Chi Minh City National University. 
11. Summary results of the thesis: 
The studies have shown the real situations, causes and consequences of using network language of Vietnamese students now. It also pointed out some solutions to measures to limit and orient in using network language in the future.
Currently, network language is used widely in the student community. Most of students use network language in their dailyconversation, it is used in almost activities of students and differences from level between them. Network language is mainly used in some activities like: chatting, messaging, participating in forums, social network, game online,… Besides, network language is translated into spoken language and used widely with high level by students.
Students use network language with main purpose tosave characters, save time to message, increase in humour and fun when chatting. Network language is also a powerful tool for students sharing personal information, sharing within small groups and taking note homework.
According to the assessment of students, using network language is a creative language, helps people fall in line with their friends when most of them can use it. Moreover, other advantage of network language is easy to express emotions and it is created to serve the needs of exchanging information of students.
Today, there are some causes of students use network language, many objective causes such as: the explosion and development of information technology, the lack of standards in the art for young people, the lack of concern about their family and school. There are a number of subjective reasons such as: the level of using Internet, the desire to show the creativity and personality of the user.
The studies have given amount of forecasting future results in using network language. Among them, the biggest consequence is affecting to the clarity of the Vietnamese language, affecting to culture of using network language of teenagers in the future and causing barriers in communication. 
The solutions outlined in the study have been shaped from the realities, causes and consequences of using network language. Among them, 3 solutions which account for the three largest proportion focus on three basic environment including : family, school and society. Nexts are the other solutions, such as students need to actively participate in the exchange of positive school environment, classes, unions and associations; cultivate knowledge about languages and cultures of the nation. On that basic, students acquire new elements selectively, no chase to that by youself, you don’t understand clearly yet. 
11 Practical applicability: 
The topic includes the overview of the reality of using network language in today's students. Through the data on using network languages, research has shown cognitive level, forms, situations, purpose of useing network language of students, causes and consequences of using network language. 
In addition, subjects also give a number of recommendations that help the families, schools, society and the relevant authorities to reduceand orientate using network language more accuratly. The results of the thesis can be used as a reference for teachers, students who want to learn the actual of using network language. Therefore, there have other supplements for the results of  dissertation’s research
12. Further research directions: No.
13. Thesis-related publications: No.                            
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây