TTLV: Hoạt động trợ giúp phụ nữ bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng tại Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp nhà tạm lánh “Ngôi nhà bình yên” thuộc Trung tâm Phụ nữ và phát triển, quận Tây Hồ, Hà Nội).

Thứ sáu - 05/12/2014 03:33

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Khương Thị Hồng Nhung.    

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 01/08/1989

4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận học viên số: 1503/2012/QĐ – XHNV- SĐH ngày 6/8/2012  của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7. Tên đề tài luận văn: Hoạt động trợ giúp phụ nữ bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng tại Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp nhà tạm lánh “Ngôi nhà bình yên” thuộc Trung tâm Phụ nữ và phát triển, quận Tây Hồ, Hà Nội).

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội      Mã số:  60.90.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Thu Hà  – khoa Xã hội học – Trường ĐH KHXH và nhân văn – ĐH Quốc gia HN.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, tình trạng mua bán phụ nữ đang gia tăng, có sự chuyển biến ngày càng phức tạp và mang tính toàn cầu. Trong những năm qua, nhờ sự cố gắng của các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội, chúng ta đã giải thoát cho rất nhiều phụ nữ bị mua bán trở về Việt Nam. Bên cạnh những nỗi đau trong quá khứ, những phụ nữ này đang đối diện với rất nhiều những khó khăn trong đời sống cần sự giúp đỡ của toàn xã hội. Trong đó đặc biệt là vấn đề tái hòa nhập cộng đồng. Trung tâm phụ nữ và Phát triển thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã xây dựng mô hình Ngôi nhà bình yên từ tháng 3 năm 2007 tại Hà Nội để hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị mua bán từ nước ngoài trở về giúp họ bình ổn về tâm lý, sức khỏe, có kỹ năng nghề nghiệp để tự tin tái hòa nhập cộng đồng. Ngôi nhà bình yên có các dịch vụ điển hình như: Cung cấp nơi ăn ở an toàn; Chăm sóc sức khỏe; Hỗ trợ y tế, pháp lý, trang thiết bị phù hợp với nghề đào tạo khi hồi gia; Tư vấn tâm lý, nghề và học nghề; Hoạt động trị liệu tâm lý; Nâng cao kỹ năng sống; Trợ giúp sau khi rời Ngôi nhà Bình yên. Đây là mô hình cụ thể thực hiện ứng dụng các phương pháp công tác xã hội trong việc trợ giúp nạn nhân. Nhưng thực tế các hoạt động trợ giúp nạn nhân này đang diễn ra như thế nào, hoạt động có hiệu quả hay không, có đáp ứng đúng nhu cầu, phù hợp với nguyện vọng và tình hình thực tế hay không?

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được thực trạng các hoạt động thực hiện tại nhà tạm lánh Ngôi nhà bình yên qua các báo cáo cũng như dưới góc nhìn của chính những người thụ hưởng. Các hoạt động này đã trợ giúp phụ nữ bị mua bán trở về, giúp họ tự tin để có thể trở về hòa nhập cộng đồng. Những người thụ hưởng dịch vụ tại Ngôi nhà bình yên cho biết họ khá hài lòng với các hoạt động trợ giúp họ. Tuy nhiên, họ cũng có nguyện vọng được cải thiện hơn nữa chất lượng các dịch vụ như dịch vụ hỗ trợ tâm lý và pháp lý, và mong muốn được hỗ trợ thêm nâng cao hơn nữa kỹ năng sống, mong muốn được tham gia Câu lạc bộ kết bạn, Hỗ trợ tài chính để kinh doanh và mong muốn được nâng cao kiến thức về các lĩnh vực khác...

Nghiên cứu này được tiến hành tại một mô hình nhà tạm lánh mang tính đại diện, không phải mang tính phổ biến phản ánh tình hình chung của tất cả các nhà tạm lánh dành cho phụ nữ bị mua bán trở về trên cả nước. Tuy nhiên, theo quan điểm chủ quan của người nghiên cứu thì đây là một mô hình nhà tạm lánh tiêu biểu, hoạt động hiệu quả có chất lượng tốt, là địa chỉ có thể tham khảo học tập kinh nghiệm cho các nhà hoạt động xã hội có mong muốn trợ giúp cho phụ nữ bị mua bán trở về.

Nhận thấy những nạn nhân là phụ nữ bị mua bán trở về cần được trợ giúp để giảm bớt căng thẳng, sợ hãi và lo âu. Vì điều quan trọng nhất ở khoảng thời gian ban đầu khi mới trở về là họ cần được bình ổn về mặt tâm lý vì có một tinh thần tốt thì mới làm được những công việc khác. Người nghiên cứu ứng dụng Công tác xã hội cá nhân vào can thiệp giảm thiểu khủng hoảng tâm lý trong một trường hợp cụ thể tại “Ngôi nhà bình yên” nhằm chỉ rõ vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hoạt động trợ giúp đối tượng này.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về hoạt động trợ giúp phụ nữ bị mua bán trở về, với tư cách là một nhân viên công tác xã hội, người nghiên cứu vận dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân và đưa ra những hoạt động can thiệp cụ thể nhằm hỗ trợ can thiệp giảm thiểu khủng hoảng tâm lý cho phụ nữ bị mua bán trở về.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : KHUONG THI HONG NHUNG            2. Sex: female

3. Date of birth: 01/08/1989                                     4. Place of  birth: Nam Dinh

5. Admission decision number: 1503/2012/QD-XHNV-SDH Dated: Aug, 6th, 2012

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: Assistance activity for return and reintegration of trafficked women in Ha Noi (Research on “Peace House” shelter – Centre for Women and Development, Tay Ho district, Ha Noi)                       

8. Major: Social Work                                             9. Code: 60.90.01.01

10. Supervisors: Nguyen Thi Thu Ha, Associate Professor, Doctor – Department of Sociology, University of Social Sciences and Humanities.

11. Summary of the findings of the thesis:

Trafficking in women has been accelerated and become much more complicated and worldwide in the world in general and in Vietnam in particular. In the past years, thanks for effort of agencies and social organizations, many trafficked women have been rescued and returned Vietnam. Aside from the pain of their past, those women have had to encountered many difficulties in their daily lives and needed help from the whole society, especially the issue of reintegration into community. The Centre for Women and Development (CWD) directly subordinated to the Vietnam Women’s Union (VWU) established Peace House model from March 2007 in Hanoi. The project’s purpose is to support trafficked women and children from abroad, to help them to stabilize their psychology, health as well as to provide them with career skills so that they are confident to reintegrate into community. The comprehensive needs-based support package offered by Peace House Shelter Project includes safe accommodation, medical and psychological care, legal aid, education, entertainment activities, life skills training, vocational training, job placement, and reintegration support.  This model applies multiple method of social work in order to support victims. However, how the victim assistance activities are taking place, they are effective and meet requirements and demands of actual situation or not?

Research result shows actual situation of activities implemented at Peace House Shelter through the reports as well as the perspective of beneficiaries. These activities helped trafficked women a lot by making them confident to reintegrate into community. Beneficiaries at Peace House Shelter said that they were quite satisfied with the support they received. However, they have desire to improve quality of services such as psychological care and legal aid, to receive more support for improving life skills and knowledge, financial support for starting business; they want to participating in a Club for making more friends, etc.

This study was carried out at a shelter which is not a popular model that can reflect general situation of all shelters for trafficked women in the country. However, in the point of view of the researcher, this is a typical shelter model that works effectively, providing good quality and is an address for referring and learning experiences for social workers who would like to support and help trafficked women.

It is recognized that victims are trafficked women need help to reduce panic, fear and anxiety because the most important thing at the beginning of their returning is need of psychological stabilization. Once they have stable mental, they are able to do other works. Researcher applied individual social works to intervention activity for minimizing psychological crisis of a particular case at “Peace House Shelter” in order to point out role of Social worker in supporting activity for this subject.

12. Practical applicability:                        

Based on research result of supporting activity for returned women from trafficking in persons, as a social worker, the researcher applied method of individual social work and recommended detailed intervention activities in order to minimize psychological crisis for trafficked women. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây