TTLV: Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN Mở rộng (ADMM Cộng) và sự tham gia của Việt Nam

Thứ năm - 29/10/2015 05:56

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Lê Trạc Vương.                           

2. Giới tính: Nam.

3. Ngày sinh: 20/12/1971.

4. Nơi sinh: Xã Vạn Thiện, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không.

7. Tên đề tài luận văn: “Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN Mở rộng (ADMM Cộng) và sự tham gia của Việt Nam”.

8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế                        Mã số: 60.31.02.06

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Khắc Nam, Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Thứ nhất, luận văn “Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN Mở rộng (ADMM Cộng) và sự tham gia của Việt Nam” chỉ ra được một số nhân tố hình thành và cơ chế hoạt động của ADMM Cộng kể từ năm 2010 đến nay. Các nhân tố đó bao gồm nhân tố quốc tế, khu vực (ASEAN), vai trò và ảnh hưởng các cường quốc ngoài khu vực (bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Ốt-xtrây-li-a, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và Niu Di-lân) đối với ASEAN. Cơ cấu tổ chức gồm: Hội nghị cấp BTQP (ADMM Cộng), Hội nghị Quan chức Cao cấp ADMM Cộng (ADSOM Cộng), Hội nghị Nhóm làm việc ADSOM Cộng (ADSOM Cộng WG), Cuộc họp các nhóm chuyên gia (EWG). Về thành phần, ADMM Cộng gồm 10 nước ASEAN và tám nước Đối tác Đối thoại, hoạt động theo các mục tiêu và nguyên tắc đã đề ra.

Thứ hai, luận văn đã trình bày được kết quả của quá trình hợp tác trong ADMM Cộng qua Hội nghị ADMM Cộng lần thứ nhất (2010), Hội nghị ADMM Cộng lần thứ hai (2013) và các nhóm chuyên gia Hỗ trợ nhân đạo – cứu trợ thảm họa (HADR), An ninh Biển (MS), Quân y (MM), Chống khủng bố (CT), Gìn giữ hòa bình (PKO) trong các giai đoạn 2011–2013, 2014–2016 và Nhóm chuyên gia Hành động mìn nhân đạo (HMA), giai đoạn 2014–2016. Trong giai đoạn 2011–2013, Nhóm chuyên gia Hỗ trợ nhân đạo – cứu trợ thảm họa và Nhóm chuyên gia Quân y đã tổ chức diễn tập thực địa kết hợp tại Bru-nây vào tháng 6/2013, Nhóm chuyên gia Chống khủng bố tổ chức diễn tập tại Bô-go/In-đô-nê-xi-a vào tháng 9/2013, Nhóm chuyên gia An ninh Biển tổ chức diễn tập thực địa tại Xít-ni/Ốt-xtrây-li-a vào đầu tháng 10/2013; ngoài ra các nhóm chuyên gia khác đều tổ chức diễn tập sa bàn.

Thứ ba, luận văn nêu được sự tham gia tích cực, chủ động của Việt Nam trên cương vị nước chủ nhà Hội nghị ADMM Cộng lần thứ nhất, đóng góp vào Hội nghị ADMM Cộng lần thứ 2 trong đó có việc đề xuất một lĩnh vực hợp tác mới là “khắc phục hậu quả bom, mìn còn sót lại sau chiến tranh và xung đột tại khu vực” (gọi tắt là “Hành động mìn nhân đạo”) đã nhận được sự ủng hộ của tất cả các BTQP ADMM Cộng, Đồng chủ trì Nhóm chuyên gia Hỗ trợ nhân đạo – cứu trợ thảm họa (2011–2013), Nhóm chuyên gia Hành động mìn nhân đạo (2014–2016) và các nhóm chuyên gia khác; đánh giá về triển vọng của ADMM Cộng; rút ra được những thuận lợi, khó khăn, qua đó đưa ra một số khuyến nghị đối với BQP Việt Nam tham gia ADMM Cộng trong thời gian tới./.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Le Trac Vuong.                           2. Sex: Male.

3. Date of birth: 20th December 1971.               4. Place of  birth: Thanh Hoa.

5. Admission decision number: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH, dated 30th December 2013, by Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: No.

7. Official thesis title: “ASEAN Defence Ministers Meeting-plus (ADMM-plus) and Vietnam’s participation”

8. Major: International relations                         9. Code:  60.31.02.06

10. Supervisors: Ass.Prof., PhD Hoang Khac Nam, Dean, Faculty of International Studies, University of Social Studies and Humanities, National University Ha Noi

11. Summary of the findings of the thesis:

Firstly, the thesis “ASEAN Defence Ministers Meeting Plus and Vietnam’s participation” has pointed out some formative factors and the operation mechanism of ADMM-Plus since 2010. These factors include international and regional (ASEAN) ones, the role and influence of powerful countries outside the region (including China, the U.S.A., Australia, India, Japan, South Korea, Russia and New Zealand) on ASEAN. The organizational mechanism includes: the ASEAN Defence Ministers Meeting Plus (ADMM-Plus), the ASEAN Defence Senior Officials’ Meeting Plus (ADSOM-Plus), ADSOM-Plus Working Group (ADSOM-Plus WG), Expert’s Working Group (EWG). In terms of component, ADMM-Plus consists of 10 ASEAN countries and 8 Dialogue Partner countries, operates according to proposed objectives and principles.

Secondly, the thesis has presented results of the cooperation in ADMM-Plus through the first and second ADMM-Plus (in 2010 and 2013 respectively), as well as Humanitarian Assistant and Disaster Rescue (HADR), Maritime Security (MS), Military Medicine (MM), Counter-Terrorism (CT), Peacekeeping Operations (PKO) Expert’s Working Group during periods from 2011 to 2013, and from 2014 to 2016, and Humanitarian Mine Action (HMA) from 2014 to 2016. From the year of 2011 to 2013, the HADR EWG and MM EWG conducted a Field Training Exercise (FTX) in Brunei (June 2013), the CT EWG conducted a FTX in Bogor, Indonesia (September 2013), and the MS EWG conducted a FTX in Sydney, Australia (October 2013). In addition, all other EWGs also conducted Table Top Exercises (TTX).

Thirdly, the thesis has shown Vietnam’s active participation as the host of the first ADMM-Plus, as well as contributions in the second ADMM-Plus including (1) the proposal of a new field of cooperation called “Responses to Unexploded Ordnance after wars and regional conflicts” (Humanitarian Mine Action), which has received supports from all of the ADMM-Plus’ Defence Ministers, (2) being the co-chair of the HADR EWG (from 2011 to 2013), HMA EWG (from 2014 to 2016), and other EWGs. The thesis  has also estimated the potential of ADMM-Plus, given the pros and cons, hence brought out some recommendations for Vietnam’s Ministry of National Defence’s participation in ADMM-Plus in the near future.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây