TTLV: Isson-Ippin và vai trò trong phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn Nhật Bản giai đoạn 1980-2000

Thứ sáu - 20/11/2015 05:09

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Vũ Thị Thanh Tuyền    

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 15/12/1988                                

4. Nơi sinh: Hải Dương

5. Quyết định công nhận học viên số: 1530/2012/QĐ-XHNV-SĐH ngày 6/8/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Thay đổi tên đề tài luận văn

7. Tên đề tài luận văn: “Isson-Ippin và vai trò trong phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn Nhật Bản giai đoạn 1980-2000”.

8. Chuyên ngành: Châu Á học                      Mã số: 60.31.06.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Hải Linh, Chủ nhiệm Bộ môn Nhật Bản, Khoa Đông Phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Đề tài luận văn nghiên cứu về “Phong trào Isson-Ippin và vai trò trong phát triển kinh tế, xã hội nông thôn Nhật Bản giai đoạn 1980-2000”. Phong trào “Isson-Ippin” hay vẫn thường được biết đến với tên gọi phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”, được khởi xướng và ra đời ở tỉnh Oita, Nhật Bản vào năm 1979. Đây là một trong những phong trào xây dựng và phát triển nông thôn mới tiêu biểu của Nhật Bản. Sự thành công của phong trào Isson-Ippin tại Nhật Bản đã góp phần mở ra những hướng đi mới cho nhiều quốc gia và khu vực đang phát triển trên thế giới học tập và vận dụng vào công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn. Vì vậy, nội dung chính của luận văn là làm rõ bối cảnh ra đời; nội dung, nguyên tắc hoạt động cũng như quá trình mở rộng và phát triển của phong trào Isson-Ippin ở các địa phương trong và ngoài tỉnh. Trên cơ sở phân tích các hoạt động của phong trào Isson-Ippin ở các địa phương, luận văn còn làm rõ những hiệu quả của phong trào đối trong sự phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn Nhật Bản trong giai đoạn 1980-2000; đồng thời chỉ ra nguyên nhân, bài học thành công và những vấn đề còn tồn tại cần giải quyết của phong trào.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, Việt Nam đang đứng trước yêu cầu phải đổi mới và xây dựng đất nước theo hướng hiện đại hoá. Trong đó, khu vực nông thôn là khu vực cần được cải cách và đổi mới theo định hướng vừa phát huy được các thế mạnh của nền sản xuất địa phương, vừa giữ gìn được bản sắc văn hoá vùng miền. Những kinh nghiệm phát triển kinh tế địa phương thành công của Nhật Bản nói chung và những bài học thành công từ phong trào “Isson-Ippin” nói riêng cũng chính là những bài học kinh nghiệm có ý nghĩa cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu về phong trào “Isson-Ippin” tại tỉnh Oita, cùng với việc phân tích và lý giải nguyên nhân cũng như bài học thành công của phong trào, tác giả hy vọng luận văn sẽ trở thành tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam, cũng như các địa phương muốn tìm hiểu và áp dụng mô hình phát triển của phong trào vào công cuộc phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Vu Thi Thanh Tuyen                2. Sex: Female

3. Date of birth: 15/12/1988            4. Place of  birth: Hai Duong

5. Admission decision number: 1530/2012/QĐ-XHNV-SĐH Dated August 06, 2012 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities, VNU-Ha Noi.

6. Changes in academic process: Change of thesis title.

7. Official thesis title: “Isson-Ippin Movement and its role in socio-economic development in Japanese rural areas during 1980-2000”.

8. Major: Asia Studies                                   Code: 60.31.06.01

9. Supervisors: A.Prof, Dr. Phan Hai Linh, Dean of Department of Japanese Studies, Faculty of Oriental Studies, University of Social Sciences and Humanities.

10. Summary of the findings of the thesis:

The thesis’ subject researches about “Isson-Ippin Movement and its role in socio-economic development in Japanese rural areas during 1980-2000”. The Movement “Isson-Ippin” or it is often known as a movement called “One Village One Product”, which was initiated and launched in Oita Prefecture, Japan in 1979. This is one of the typical movements to build and develop new rural of Japan. The success of Isson-Ippin Movement in Japan contributed to open new directions for many developing countries and regions around the world, to learn and apply into the process of rural building and development. So, main contents of the thesis is to clarify the context of introduction, contents and principles of operation as well as the process of expanding and developing of the Isson-Ippin movement in localities in and out of the province. Basing on the analysis of Isson-Ippin movement’s activities in localities, the thesis also clarify effectiveness of the movement in the socio-economic development in Japanese rural in the period 1980-2000; and point out the causes and lessons of success as well as the existing issues that need to be solved of the movement.

11. Practical applicability, if any:

Under the trend of globalization today, Vietnam is facing to requirement of innovation and building the country towards modernization. In particular, rural areas are the ones that need to be reformed and innovated under the orientation of not only promoting advantages of local production, but also to preserving the regional culture identity. The experience of successful local economic development of Japan in general and the success from the “Isson-Ippin” movement in particular are the lesson-learned for Vietnam in the building and development of the country.

Through researching and learning about “Isson-Ippin” movement in Oita Prefecture, together with the analysis and interpretation of causes and success of the movement, I hope the thesis will become useful reference for policy-makers to develop agriculture and rural areas in Vietnam, as well as local authorities want to learn and apply models of the movement into the local socio-economic development.

12. Further research directions, if any:

13. Thesis-related publications:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây