Thông tin luận văn "Khảo sát đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế của Trung Quốc (có so sánh với văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế của Việt Nam)" của HVCH Lê Tuệ Nhã, chuyên ngành Ngôn ngữ học.
1. Họ và tên học viên: Lê Tuệ Nhã
2. Giới tính: nữ
3. Ngày sinh: 18/02/1986
4. Nơi sinh: Trung Quốc
5. Quyết định công nhận học viên số 1415/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng):
7. Tên đề tài luận văn: Khảo sát đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế của Trung Quốc (có so sánh với văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế của Việt Nam)
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học 9. Mã số: 60.22.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Việt Thanh
11. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn khảo sát những đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế của Trung Quốc qua 3 phương diện: Những lí luận có liên quan, cấu trúc tổng thể và cấu trúc nội tại. Đồng thời dựa trên cơ sở này, chúng tôi còn có phần riêng để so sánh mấy đặc điểm nổi bật nhất với văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam.
Văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế là một thể loại văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật và các quan hệ pháp luật nhằm mục đích quản lí, điều hành và quy phạm các hoạt động kinh tế, do cơ quan Nhà nước thẩm quyền đặt tên gọi, chế định nội dung và trình tự ban hành theo luật đinh, mang tính chỉ huy, cưỡng chế, có sức ràng buộc phổ biến và có thể được sử dụng nhiều lần đối với các đối tượng khác nhau. Theo phạm vi chủ thể, hiệu lực quản lí, thể loại, quan hệ pháp luật, giai đoạn, hệ thống văn bản quy phạm phát luật Trung Quốc nói chung, trong lĩnh vực kinh tế nói riêng có thể được chia thành những kiểu loại khác nhau như Hiến pháp, Luật, Điều lệ, Quyết định, Thông tư...
Cấu trúc tổng thể là các loại hình thức cụ thể nhằm mục đích thực hiện bình diện nội dung văn bản, các bình diện trong đó được tổ chức và sắp xếp theo quy luật nhất định. Các đặc điểm chung của cấu trúc tổng thể văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện qua các nội dung được điều khoản hoá, phong cách hành chính và sự liên kết đặc thù để đảm bảo diễn đạt ý tưởng pháp luật thích hợp cho đối tượng thi hành.
Đặc điểm cấu trúc nội tại của văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế được xem xét từ ba yếu tố cơ bản nhất là phong cách ngôn ngữ, từ ngữ và câu. Phong cách ngôn ngữ thuộc phong cách hành chính mà phải thể hiện đặc điểm ngôn ngữ là một cách chính xác, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, nghiêm chỉnh và trạng trọng. Đây cũng là tinh hoa của ngôn ngữ văn bản quy phạm pháp luật mà thực hiện được tính quyền uy, tính trang nghiêm và tính logic của quy phạm pháp luật qua những thuật ngữ pháp luật, từ tình thái chuyên môn và áp dụng mô hình câu mang tính đặc thù.
Cuối cùng, một số đặc điểm quan trọng về thể thức văn bản cụ thể, tình trạng sử dụng từ tính thái và liên kết văn bản giữa văn bản quy phạm pháp luật tiếng Trung và tiếng Việt trong lĩnh vực kinh tế được xem xét dưới góc độ so sánh sự tương đồng và khác biệt. Dưa vào các kết quả phân tích trên, chúng tôi khi dịch các văn bản có liên quan phải được trang bị các kiến thức cần thiết về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong đó liên quan đến luật học và ngôn ngữ học, kết hợp hai phương pháp biên dịch “dịch thẳng” và “dịch ý” để dịch tốt văn bản quy phạm pháp luật mà tiến tới xúc tiến sự giao lưu và hợp tác trong lĩnh vực kinh tế giữa hai nước Trung Quốc với Việt Nam.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có)
Nghiên cứu ngôn ngữ pháp luật và đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật sẽ đóng góp gián tiếp vào việc xây dựng luật pháp, nghiên cứu so sánh luật pháp, cung cấp những căn cứ khoa học và sự ủng hộ như phương pháp và tiêu chuẩn kiểm nghiệm cho những kĩ thuật liên quan đến ngôn ngữ pháp luật. Các kết quả của luận văn này cũng đóng góp trực tiếp vào việc dịch văn bản quy phạm pháp luật giữa hai tiếng Trung và tiếng Việt, đồng thời góp phần trong công tác giảng dạy ngôn ngữ chuyên ngành luật trong lĩnh vực kinh tế và các ứng dụng khác thuộc ngôn ngữ và pháp luật.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo
Luận văn là công trình nghiên cứu về đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế của Trung Quốc và có so sánh với văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế của Việt Nam. Chúng tôi mong muốn sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu và thu được thành tựu theo hướng nghiên cứu này.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Trainee’s full name: Li Hui Ya
2. Sex: Female
3. DOB: 18/02/1986
4. POB: China
5. The Decision on trainee recognition No. 1415/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH dated 13 November 2008 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities.
6. Changes in training (specify each change and time of such change):
7. Name of thesis: Surveying characters of legal documents in Chinese economy (in comparison with ones of Vietnam)
8. Major: Linguistics 9. Code: 60.22.01
10. Supervisor: Assoc. Prof.Dr. Nguyen Thi Viet Thanh
11. Summary of all theses (snapshot result of thesis, emphasize new results, if any)
Summary
The thesis shall survey characters of legal documents in Chinese economy in three its aspects, namely related reasoning, general structure and internal structure. At the same time, basing on this, we also devote a specific part to compare the most outstanding characters with the legal documents of Chinese economy and Vietnamese economy.
The legal documents in the economy is a type of documents comprising of legal documents and legal relations for the purpose of management, operation and scaling the economic activities, therefore, the competent authorities of the State give them names, content institution and promulgation order in accordance with law which are guidable, coercive and compulsory in general and can be used many times to different objects. Within the scope of subjects, management validity, genres, legal relation, period, system of legal documents in China in general in the economy in particular, it can be divided into different types such as Constitutions, Laws, Rules, Decisions, Circulars…
The general structure is a specific type for the purpose of implementing their contents in many aspects, in which, hey are organized and arranged in certain order. General characters of the general structure of legal documents are expressed via clauses, administrative styles and specific associations to express legal ideas in accordance with the executive objects.
Characters of internal structure of the legal documents in the economy are considered in the most basic factors, namely linguistics, words and sentences. The linguistic style belongs to administrative style which must express linguistic character in accurate, succinct, understandable, serious and solemn. This is quintessence of language of the legal documents which is expressed in ascendancy, solemnity and logics of the legal documents through legal terms from professional stative words and the application of sentence model in specific manner.
Finally, some important characters of specific formality of documents, situation of use of stative words and document association between legal documents in Vietnamese and ones in Chinese in the economy are considered in comparative aspect of similarity and difference. Basing on above analysis, when we translate the relevant legal documents, we should equip necessary knowledge of establishing legal documents, in which, such knowledge should relate with law, linguistics, associate two methods of transactions, namely “full translation” and “meaning translation” to translate well the legal documents, then come to exchange and cooperation in the economy between China and Vietnam.
12. Applicability in the reality (if any)
Researching on legal words and characters of legal documents shall directly contribute to the establishment of legal documents, comparative comparison of law, supply scientific basis such as testing method and standard for legal words-related techniques. Outcomes of this thesis also directly contribute to the translation of legal documents between Chinese and Vietnamese while contributes to teaching professional language of law in the economy and other applications in linguistics and law.
13. Next trends of research
The thesis is a research on the characters of legal documents in Chinese economy in comparison with ones of Vietnam. We are desirous of making further research and obtaining many achievements from this research.