TTLV: Chính sách của các nước lớn đối với bán đảo Korea

Thứ hai - 02/07/2012 09:38
Thông tin luận văn "Chính sách của các nước lớn (Mĩ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản) đối với bán đảo Korea từ khi chiến tranh lạnh kết thúc đến nay" của HVCH Nguyễn Thị Thu Thảo, chuyên ngành Châu Á học.
Thông tin luận văn "Chính sách của các nước lớn (Mĩ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản) đối với bán đảo Korea từ khi chiến tranh lạnh kết thúc đến nay" của HVCH Nguyễn Thị Thu Thảo, chuyên ngành Châu Á học. 1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thu Thảo 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 25/12/1986 4. Nơi sinh: Xuân Lâm - Thuận Thành - Bắc Ninh 5. Quyết định công nhận học viên số: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH Ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Chính sách của các nước lớn (Mĩ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản) đối với bán đảo Korea từ khi chiến tranh lạnh kết thúc đến nay. 8. Chuyên ngành: Châu Á học; Mã số: 60 31 50 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Đình Chỉnh- Chủ nhiệm khoa Đông Phương học 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Thứ nhất, luận văn phân tích bối cảnh quốc tế và khu vực tác động đến chính sách của các nước lớn đối với bán đảo Korea từ khi chiến tranh lạnh kết thúc cho đến nay. Thông qua đó, chúng ta có thể thấy được những tác động tích cực và hạn chế của các chính sách trên tới hai nước của bán đảo Korea. Từ đó, luận văn bước đầu đề cập đến về vấn đề hoà bình và thống nhất bán đảo Korea trong tương lai. Luận văn còn đề cập đến sự hoà giải hợp tác và giữa hai miền nhằm góp phần xây dựng khu vực hoà bình, ổn định, an ninh và hợp tác ở khu vực và trên thế giới. Thứ hai, luận văn đưa ra một vài sự liên hệ về bán đảo Korea và Việt Nam. Hai quốc gia nằm cùng trong khu vực Đông Á, đều có vị trí địa-chiến lược rất quan trọng và đều là những nước bị các thế lực thực dân, đế quốc xâm lược và thống trị. Việt Nam phải đi qua hai cuộc chiến tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc, tiến hành kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và kết thúc vào năm 1975. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam kết hợp với sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế đã tạo nên sức mạnh tổng hợp để hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, thống nhất đất nước. Trong khi đó, trên vùng bán đảo Korea, cuộc vận động lịch sử lại diễn ra theo một chiều hướng khác, nhất là sự chia rẽ sâu sắc giữa các đảng phái và sự phụ thuộc vào điều kiện quốc tế nên đến nay vẫn chưa thể thống nhất hai miền. Thứ ba, luận văn là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học và viện nghiên cứu. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có) 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có) 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Đề cập đến chủ đề chính sách của các nước lớn, cũng như quan hệ giữa hai miền trên vùng bán đảo Korea, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Chẳng hạn, có một số bài nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã được dịch hoặc biên soạn bằng tiếng Việt như “Nga và cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên” của tiến sĩ sử học Denisov trên nguyệt san “Đời sống quốc tế” của Nga, “Đối đầu Mĩ-Triều và địa chính trị Đông Nam Á năm 2003” của Quách Phi Hùng (Trung Quốc), “Chiến lược đối ngoại lâu dài của Trung Quốc” của chuyên viên Viện quan hệ quốc tế- Đại học nhân dân Trung Quốc, “Những thay đổi của Bắc Triều Tiên và quan hệ Trung -Triều” của giáo sư Ri Nam Ju (Hàn Quốc), “Kinh tế Hàn Quốc đang trỗi dậy”, của Byung Nak Song, Nxb Thống kê, Hà Nội 2002… Những tác phẩm nêu trên đã có nhiều nội dung liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Nghiên cứu về tình hình chính trị, quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Bắc Á nói chung và bán đảo Korea nói riêng, ở Việt Nam, đã có nhiều nhà hoạt động chính trị, nhiều nhà khoa học, ngoại giao, nghiên cứu kinh tế… đã có các bài nghiên cứu như: “Hợp tác kĩ thuật quân sự Nga và Hàn Quốc” của Phạm Quỳnh Hương, “Tổng quan về quan hệ Hàn- Mĩ” của Bùi Thị Kim Huệ, “Về chủ nghĩa khu vực mới ở Đông Á” của Lê Văn Mĩ, “Về quan hệ Hàn Quốc- Nhật Bản” của Ngô Hương Lan. Một số sách đã được xuất bản như: “Hàn Quốc trước thềm thế kỉ 21” Ngô Xuân Bình (chủ biên)- Ban nghiên cứu Hàn Quốc Nxb Thống kê, Hà Nội, 1999, “Một số vấn đề sau thống nhất của bán đảo Triều Tiên; góc nhìn từ Việt Nam” của tác giả Ngô Xuân Bình và Phạm Quý Long, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 2007, “ Lao động Triều Tiên nêu cao tự lực cánh sinh” của tác giả Nguyễn Cư và Trần Quang, Nxb Lao động, Hà Nội 1964, Tra cứu văn hoá Hàn Quốc” Hwang Gwi Yeon và Trịnh Cẩm Lan, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002, “Ban biên soạn Hàn Quốc học, Bộ giáo trình Hàn Quốc học số 1 SNU-VNU”, Đại học quốc gia Seoul, Đại học quốc gia Việt Nam, 2005…Nhìn chung, những tài liệu nghiên cứu trên cũng chứa đựng nhiều nội dung quan trọng liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài. Liên quan đến chủ đề nghiên cứu còn có nhiều bài viết trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành tại Việt nam. Qua khảo sát chúng tôi có thể thống kê một số bài nghiên cứu có nội dung lien quan đến chủ đề nghiên cứu gồm: “Một số thông tin về quân chủng phòng không- không quân Hàn Quốc”trên Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại; số 1, năm 2001; “Chiến lược phát triển mới của quốc phòng Hàn Quốc”;Tạp chí Khoa học Quân sự; số 12, tháng 12, năm 2001; “Tuyên bố chung Nhật Bản-Hàn Quốc” Tài liệu tham khảo đặc biệt, Việt Nam thông tấn xã, ngày 12.6.2003; “Tuyên bố chung Trung Quốc- Hàn Quốc” Tài liệu tham khảo đặc biệt, Việt Nam thông tấn xã, ngày 12.7.2003; “Những yếu tố văn hoá- xã hội, giáo dục con người trong quá trình phát triẻn kinh tế Hàn Quốcvà những vấn đề đặt ra trong chiến lược toàn cầu hoá hiện nay; Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản; số 2-1998; “Chiến lược cải cách kinh tế của Hàn Quốc trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế ( 1997-1999)” Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản; số 4-1999; “Vài nét về tư tưởng Nho giáo ở Hàn Quốc; Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản; số 6-1999; “Các biện pháp kinh tế chủ yếu của Chính phủ Hàn Quốc cho quá trình thống nhất bán đảo Triều Tiên” Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản; số 5- 2000; “Vài nét về quan hệ kinh tế Hàn Quốc - Mĩ (1948-1979” Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản; số 2- 2001; “Nhân tố Nhật Bản trong sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc ( 1961-1993)”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản; số 5- 2001; ‘Giao lưu hợp tác văn hoá giữa Hàn Quốc với Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên trong những năm gần đây’ Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản; số 1- 2002. Liên quan đến chủ đề nghiên cứu của đề tài đã có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đã bảo vệ thành công tại các cơ sở đào tạo ở Việt Nam, chẳng hạn: “Lê Đình Năm; Vấn đề Triều Tiên trong quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay; Luận văn thạc sĩ Khoa Lịch sử, Hà nội 2004; Thư viện quân đội kí hiệu LAV4798. Nguyễn Thị Giang: “Quan hệ Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên và Hàn Quốc từ năm 1948 đến nay” (Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử); Hà Nội 2001; Thư viện Quân đội; kí hiệu LAV4774; Nguyễn Quang Hồng, “Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Hàn Quốc trong giai đoạn 1960-1995: Kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt nam” Luận án tiến sĩ; Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 2002; Nguyễn Nam Thắng; “Quan hệ Việt Nam- Hàn Quốc giai đoạn 1992-2002 đặc điểm và khuynh hướng”, Luận Án Tiến sĩ Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh- 2004; Lê Đức Hạnh: “Quân đội Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ ở Việt Nam giai đoạn 1964-1973”, Luận văn thạc sĩ sử học; Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Đại Học Quốc gia Hà Nội; Hoàng Văn Hiển: “Quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Hàn Quốc (1961-1993) và kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2008.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Nguyen Thi Thu Thao 2. Sex: Femal 3. Date of birth: 25/12/1986 4. Place of birth: Bac Ninh 5. Admission decision number: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH Dated: 24/10/2008 6. Changes in academic process: (List the forms of change and corresponding times) 7. Official thesis title: Policies of major countries (U.S., China, Russia, Japan) for the Korea peninsula since the end of the Cold War to the present. 8. Major: Asian Studies 9. Code: 60 31 50 10. Supervisors: PGS.TS Lê Đình Chỉnh- Chairman of Orientalist department 11. Summary of the findings of the thesis: Firstly, through policy analysis of major countries we can see the positive and negative impact on the two countries of Korea Peninsula as well as objectives of major countries and Northeast Asian region. This also provides a comprehensive view on the issue of peace and unification of the Korea peninsula in the future. Moreover, this Thesis also learn about the cooperation and acquisition on policies of major countries for the two regions of Korea peninsula. The two countries, North Korea and South Korea took advantage of these policies to build up and develop themselves, which also shows the national capacity. Secondly, the Thesis made contact between Korea peninsula and Vietnam. Both two countries are important geo-strategic positions in East Asia, which were invaded and dominated by imperialist colonial powers. Not until the year of 1975, Vietnam had to go through two wars to protect the national independence, against France and the U.S. The Leadership of Vietnam Communist Party combined with the power of the great national unity and international solidarity to make synergy completing national revolution and unification. Whereas, for the Korea Peninsula, the historical movement happened in a complicated way and depended on international impacts. Therefore, the reunification has not been completed so far. Thirdly, the Thesis is a reference source for research and teaching works at universities and research institutes. 12. Practical applicability, if any: 13. Further research directions, if any: 14. Thesis-related publications: A number of studies of foreign authors have been translated or compiled into Vietnamese as “Russia and the crisis on the Korea Peninsula” by historian Dr. Denisov on the Russian monthly magazine “Life International”, “Confrontation USA-South Korea and Southeast Asian geopolitics in 2003” by Phi Hung Guo (China), “Long-term foreign fair strategy of China” by specialist of Institute of International Relations – People China University, “Changes of North Korea and China-South Korea relationship” by Professor Nam Ju Ri (Korea) Researches of political activists, scientists, diplomatics, and economic research … such as “Military technical cooporation between Russia and South Korea” by Pham Quynh Huong, “Overview of Relationship between Korea and the USA” by Bui Thi Kim Hue, “On the new regionalism in East Asia” by Le Van Mi, “On the relationship between Korea and Japan” by Ngo Huong Lan. Some published books as “South Korea ahead of the 21st century” Ngo Xuan Binh (ed.)-The Korea Studies department, Statistics Publishing House, Hanoi 1999; “Some problems after unification of Korea Peninsula; perspective from Vietnam” by Ngo Xuan Binh and Pham Quy Long, Social Sciences Publishing House , Hanoi 2007. The journal article: “Joint Declaration between China-Korea” special references, Vietnam News agency, dated 07/12/2003; Journal of Japanese Studies; #2-2008; “Economy reform strategy of Korea during the economic crisis period (1997-1999)” Journal of Japanese Studies; #4-1999; “Aspects of Confucianism in Korea” Journal of Japanese Studies #6-1999; “Main economic measures of Korea government for the unification of the Korea peninsula” Journal of Japanese Studies #5-2000; “Aspects of economic relations between Korea and the USA (1948-1979)” Journal of Japanese Studies #2-2001; “Culture exchanges between Korea and democratic People's Republic of Korea in the recent years” Journal of Japanese Studies #1-2002.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây