TTLV: Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dân số dân tộc Pà Thẻn

Thứ tư - 11/07/2012 04:21
Thông tin luận văn "Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dân số dân tộc Pà Thẻn, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang" của HVCH Đỗ Thị Thanh Hương, chuyên ngành Xã hội học.
Thông tin luận văn "Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dân số dân tộc Pà Thẻn, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang" của HVCH Đỗ Thị Thanh Hương, chuyên ngành Xã hội học. 1. Họ và tên học viên: Đỗ Thị Thanh Hương 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 16/4/1974 4. Nơi sinh: Tuyên Quang 5. Quyết định công nhận học viên: số 1700/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 19/11/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dân số dân tộc Pà Thẻn, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang 8. Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 60 31 30 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Hoa, Chủ nhiệm Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Luận văn là một công trình nghiên cứu về chất lượng dân số Dân tộc Pà Thẻn (dân tộc thiểu số rất ít người – dưới 10.000 người) ở xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Đề tài lựa chọn 11 chỉ số liên quan đến thể chất, trí tuệ, tinh thần, cơ cấu dân số để đo chất lượng dân số theo công thức: PQI=1/11(I1+I2+…...I11) = 0,554. Đạt mức độ trung bình. Nghiên cứu đã phân tích 4 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dân số - Chính sách xã hội: Đảng và nhà nước đã có những chính sách đối với các dân tộc thiểu số nhằm thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa bà con dân tộc miền núi với người kinh ở Đồng Bằng. Người dân được cấp phát bảo hiểm y tế, được khám chữa bệnh miễn phí. Nhiều năm gần đây, trên địa bàn không có các dịch bệnh truyền nhiễm, sức khoẻ của người dân được nâng cao. Người dân tộc Pà Thẻn nhận thức tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình, sinh 1-2 con. Toàn huyện đã phổ cập Trung học cơ sở, tuy nhiên cơ sở vật chất của trường còn thiếu thốn. 69% hộ gia đình có tivi, tuy nhiên chỉ bắt được kênh đài truyền hình Trung ương. Các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tuyên truyền đến người dân tộc chủ yếu thông qua cán bộ xã, trưởng thôn, bản, các cán bộ chi hội đoàn thể ở thôn bản. - Môi trường tự nhiên: Tại địa bàn nghiên cứu, thời tiết khắc nghiệt, có năm thời gian rét đậm, rét hại kéo dài 1-2 tháng, gần 50% hộ gia đình vẫn còn sử dụng nước máng và nước suối… ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân. - Phong tập tập quán: Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn (tháng 10 âm lịch) có ý nghĩa giải trí và có tính chất thiêng liêng huyền bí. Đây là lễ hội cầu cho sức khoẻ, mùa màng bội thu, xua đuổi bệnh tật. Dân tộc Pà Thẻn có truyền thống văn hoá, văn nghệ mang bản sắc riêng liên quan đến thủ tục cưới xin, trang phục,.. tác động tích cực đến đời sống tinh thần của người dân. - Điều kiện kinh tế - xã hội: 99% hộ gia đình làm nông nghiệp, thu nhập thấp, 39,1% hộ thiếu lương thực trong thời kì giáp hạt, 17,2% hộ gia đình ở nhà tạm..ảnh hưởng đến chất lượng dân số. Để nâng cao chất lượng dân số cho người dân tộc Pà Thẻn ở Hà Giang cần tăng cường tập huấn các kiến thức khoa học kĩ thuật trong sản xuất, chăn nuôi, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm dệt thổ cẩm. Đầu tư cơ sở vật chất xây dựng các kênh truyền thông để tiếp cận được với bà con dân tộc một cách hiệu quả. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Đề tài đã phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dân số dân tộc Pà Thẻn, góp phần đưa ra những khuyến nghị với các ngành chức năng làm căn cứ xây dựng những chính sách nhằm nâng cao chất lượng dân số của người dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Pà Thẻn nói riêng. 12. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Bài viết: “Một số yếu tố tác động đến đời sống đồng bào dân tộc Pà Thẻn ở Quang Bình, Hà Giang” tại Hội thảo “Vai trò của Xã hội học trong sự phát triển của xã hội” của Hội Xã hội học Việt Nam, tổ chức ngày 26 tháng 5 năm 2012 tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : DO THI THANH HUONG 2. Sex: female 3. Date of birth: 16/4/1974 4. Place of birth: Tuyen Quang 5. Admission decision number: 1700/QĐ-XHNV-KH&SĐH dated 19/11/2009 of the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University in Hanoi 6. Changes in academic process: None (List the forms of change and corresponding times) 7. Official thesis title: Factors affecting the population quality of Pa Then ethnic minority in Quang Binh District, Ha Giang Province 8. Major: Sociology 9. Code: 60 31 30 10. Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Thi Kim Hoa, Dean of Faculty of Sociology, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University in Hanoi (Full name, academic title and degree) 11. Summary of the findings of the thesis: The thesis is a study into the population quality of Pa Then ethnic minority (with less than 10,000 people in total) in Tan Bac Commune, Quang Binh District, Ha Giang Province. The author selected 11 indicators related to physical, mental, spiritual and structural aspects of the population to measure the population quality using the following formula: PQI = 1/11 (I1 + I2 + ...... I11) = 0.554. This is an average level. The study analysed four factors affecting the population quality, including: - Social Policy: The Party and State have policies for ethnic minorities in order to narrow the gap in living standards between the mountainous ethnic people and Kinh people in deltas. The ethnic minorities are given health insurance and free medical treatments. For recent years, the locality has had no epidemics and the public health has improved. Pa Then ethnic minority has good awareness of the work on population and family planning and each family has from one to two children. The district has achieved universal lower secondary education but school facilities are poor. About 69% of households have televisions but they can only catch the central television channels. Socio-economic development objectives and programs of the province are disseminated to ethnic people mainly through the commune officers, hamlet chiefs, and staff of mass organisations in hamlets. - The natural environment: the weather conditions are harsh in the study area. Sometimes the temperature drops low for one to two months. Nearly 50% of households still use water from streams or open ducts which affect the public health. - Customs and traditional practices: The festival of Pa Then fire dance (in the 10th month of the lunar calendar) is both entertaining and spiritually worshipping. This is a prayer ceremony for good health and good harvests and to ward off disease. Pa Then ethnic people have their own cultural traditions and arts and procedures related to marriage, dress and others that have had positive impacts on their spiritual life. - Economic and social conditions: 99% of households do farm work with low income. 39.1% of households suffer from food shortages during the cultivation seasons. 17.2% of households live in temporary houses. These facts have affected the population quality. To improve the population quality for Pa Then ethnic people in Ha Giang, it is necessary to strengthen the training of scientific and technical knowledge in production and animal husbandry and expand the market for ethnic weaving products. It is also necessary to invest in construction of facilities for communication channels to reach people effectively. (Summarize them with stress on the new findings, if any) 12. Practical applicability, if any: The study analysed the factors that affect the population quality of Pa Then ethnic people and contributed recommendations to the authorities to develop policies to improve the population quality of ethnic minorities in general and Pa Then ethnic people in particular 13. Further research directions, if any: 14. Thesis-related publications: (List them in chronological order) Do Thi Thanh Huong (2012) Some factors impacting the life of Pa Then ethnic people in Quang Binh, Ha Giang, paper presented at the seminar The role of sociology in the development of society of the Vietnamese Sociology Association held at the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University in Hanoi on 26 May 2012.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây