TTLV: Khảo sát tầng nghĩa biểu trưng trên ngữ liệu thơ

Chủ nhật - 12/08/2012 22:36
Thông tin luận văn "Khảo sát tầng nghĩa biểu trưng trên ngữ liệu thơ Việt Nam giai đoạn 1930-1975" của HVCH Nguyễn Thị Trang, chuyên ngành Ngôn ngữ học.
Thông tin luận văn "Khảo sát tầng nghĩa biểu trưng trên ngữ liệu thơ Việt Nam giai đoạn 1930-1975" của HVCH Nguyễn Thị Trang, chuyên ngành Ngôn ngữ học. 1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Trang 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 18/8/1986 4. Nơi sinh: Thanh Hoá 5. Quyết định công nhận học viên số: 1355/2008/QĐ- XHNV- KH& SDH ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có 7. Tên đề tài luận văn: Khảo sát tầng nghĩa biểu trưng trên ngữ liệu thơ Việt Nam giai đoạn 1930-1975. 8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học. Mã số: 602201 9. Cán bộ hướng dẫn: GS.TS. Lê Quang Thiêm 10. Tóm tắt kết quả của luận văn: - Về mặt lí luận, luận văn là sự mở rộng phạm vi khảo sát và đi sâu thêm một bước nghiên cứu so với khoá luận tốt nghiệp đại học “Bước đầu khảo sát trường ngữ nghĩa - từ vựng về đất nước trong một số bài thơ Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975”. Vì thế, luận văn này tiếp tục góp phần làm sáng tỏ quan điểm về trường nghĩa, tầng nghĩa mà cụ thể là tầng nghĩa biểu trưng của trường ngữ nghĩa từ vựng theo hướng tiếp cận chức năng luận, tri nhận luận. Qua đó, luận văn giúp hiểu rõ hơn về nghĩa của các đơn vị từ vựng, nhất là nghĩa biểu trưng trong các tác phẩm văn chương nghệ thuật thông qua việc bóc tách từng lớp nghĩa, tầng nghĩa trong từng ngữ cảnh, văn cảnh mà từ hoạt động. Bởi lẽ từ không tồn tại độc lập mà nó luôn tồn tại trong mối quan hệ với các đơn vị khác. Nếu như một kí hiệu ngôn ngữ thường có sự thống nhất giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt thì trong thơ không phải bao giờ cũng thế. Cái biểu đạt trong thơ chẳng qua là lớp kính bên ngoài bao bọc một thế giới hình tượng muôn hình muôn dạng. Nếu không hiểu được điều đó, người tiếp nhận sẽ bỏ qua những giá trị đích thực của ngôn từ cũng như những giá trị độc đáo, kì diệu mà người nghệ sĩ ngôn từ tạo ra từ năng lực sáng tạo nghệ thuật của mình. - Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn hướng vào những ứng dụng sau: + Hoàn thiện hệ thống nghĩa của từ, làm cơ sở tiến đến quy tụ một cách đầy đủ, sinh động nhất trường ngữ nghĩa. + Đối chiếu với các từ điển tiếng Việt, xem xét các nghĩa, nét nghĩa của từ ngữ được bộc lộ trong các tác phẩm văn học nghệ thuật đã được khái quát trong các từ điển hay chưa, bổ sung vào hệ thống nghĩa của từ trong từ điển. + Tìm hiểu những nét nghĩa mới (chủ yếu là nghĩa biểu trưng) của từ ngữ trong tác phẩm văn học nghệ thuật có nằm trong thói quen sử dụng ngôn ngữ hằng ngày của cộng đồng ngôn ngữ hay không. Những nét nghĩa mới đó được sử dụng phổ biến trong cộng đồng ngôn ngữ hay chúng chỉ có giá trị trong văn thơ. Vì thế, những kết quả thống kê được, miêu tả được góp phần tìm hiểu mối quan hệ giữa hệ thống nghĩa nội tại tiềm tàng trong bản thân từ ngữ với hệ thống nghĩa của từ được khái quát trong từ điển tiếng Việt và sự biểu hiện của chúng trong văn học nghệ thuật, có sự so sánh, đối chiếu với thói quen sử dụng ngôn ngữ hằng ngày. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ là tài liệu tham khảo và giúp ích cho việc biên soạn từ điển tiếng Việt hiện đại. 12. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Khoá luận tốt nghiệp: “Bước đầu khảo sát trường ngữ nghĩa - từ vựng về đất nước trong một số bài thơ Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975”

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Student’s full name: NGUYEN THI TRANG 2. Sex: Female 3. Date of birth: August 18, 1986 4. Place of birth: Thanh Hoa 5. Admission Decision No. 1355/2008/QĐ- XHNV- KH& SDH dated October 24, 2008 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities under the Hanoi National University. 6. Changes during training process: None 7. Name of essay: Survey of symbolize stratum in the linguistic material of Vietnamese poem in the period of 1930-1975. 8. Major: Linguistics Code: 602201 9. Mentor: Prof. Doctor. Le Quang Thiem 10. Executive summary: - Theoretically, the essay is an extension of survey scope and deaper research compared to the graduation paper titled “Initial study the semantic field of words refer to country in the language of some Vietnamese poems of stage 1945-1975”. Therefore, this essay continues to clarify viewpoints on semantic fields and stratum of word, especially the symbolized stratum in the semantic field in the approach of theories of function and recognition. Thereby, the essay contributes to a better understanding of meanings of lexical units, especially of symbolized meanings in literary and art works through the looting of meaning, meaning stratum in specific contexts and circumstances. That is because words do not exist indeppendently but in relationship with other units. If a linguistic sign has a unity between the reference and referent, this is not the case in poems. The reference in poems are nothing but a layer of glass wrapping a world of multiplicities. Failing to understand that meaning, the receipent will bypass authentic values of words as well as unique and marvellous values created by the word artist from his (her) creativity ability. - Practically, findings of the essay focus on the following applications: + Completing the linguistic system of words, creating a base for the full and lively grouping of meaning fields. + Looking up Vietnamese dictionaries, examining meanings and meaning features of words expressed in literary and art works to see if they are generalized or supplemented in the meaning system of the dictionaries. + Finding out new meaning features (mainly symbolic meaning) of words as expressed in literary and art works if they are in line with daily linguistic usage of the linguistic community; to see if those new meaning features is commonly used in the linguistic or only in literary and poetic works. Thus, quantifiable and discriminative findings contribute to the better understanding of the relationship between the potential meaning system in the words themselves and the meaning system of words generalized in Vietnamese dictionaries and their manifestations in literary and art words with comparision to daily linguistic usage customs. 11. Practical application: Findings of the essay are hoped to become useful reference and contribute to the compilation of modern Vietnamese dictionaries. 12. Related published works: Graduation paper tittled:“Initial survey of lexical meanings relating to the country in some Vietnamese poems in the period of 1945-1975”.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây