Thông tin luận văn "Khai thác trò chơi dân gian lưu vực sông Thái Bình phục vụ phát triển du lịch" của HVCH Đặng Thị Phương Anh, chuyên ngành Du lịch học.
1. Họ và tên học viên: Đặng Thị Phương Anh
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 13/09/1983.
4. Nơi sinh: Hải Phòng.
5. Quyết định công nhận học viên số: 1528/2009/QĐ-XHNV-KH&SĐH, ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không có
7. Tên đề tài luận văn: “Khai thác trò chơi dân gian lưu vực sông Thái Bình phục vụ phát triển du lịch”
8. Chuyên ngành: Du lịch học
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TSKH Nguyễn Hải Kế - Khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
(Ghi rõ chức danh khoa học, học vị, họ và tên và cơ quan công tác)
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá khả năng khai thác tài nguyên văn hoá phi vật thể Trò chơi dân gian phục vụ phát triển du lịch.
+ Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hút khách du lịch của trò chơi dân gian gồm: tính hấp dẫn, tính liên kết và tính bền vững dùng để đánh giá sức thu hút du khách của trò chơi dân gian.
+ Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng cung ứng của điểm du lịch có trò chơi dân gian gồm: thời gian tổ chức, vị trí, tính an toàn, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật, sức chứa khách du lịch dùng để đánh giá khả năng cung ứng của điểm du lịch có trò chơi dân gian.
- Dựa trên các tiêu chí đó, tìm hiểu và đánh giá một số trò chơi dân gian có tính hấp dẫn đối với du khách tại lưu vực sông Thái Bình.
+ Đối với trò chơi dân gian Đèn trời, thang điểm đánh giá cho thấy khả năng phát triển du lịch của tài nguyên văn hoá phi vật thể trò chơi dân gian Đèn trời là “Khá”, có thể đầu tư khai thác phục vụ du khách trong và ngoài nước nhưng cần quy trình khai thác trong khuôn khổ nhất định.
+ Đối với trò chơi dân gian Diều sáo, thang điểm đánh giá cho thấy khả năng khai thác phục vụ phát triển du lịch là “Tốt”, có thể khai thác du lịch, tạo thành sản phẩm du lịch ngay vào thời điểm hiện tại.
+ Đối với trò chơi dân gian Pháo đất, thang điểm đánh giá cho thấy khả năng khai thác phục vụ du lịch là “Khá”, có thể đưa vào khai thác, xây dựng thành sản phẩm du lịch nhưng cần sự hoạch định quy trình khai thác trong khuôn khổ nhất định.
- Từ kết quả đánh giá trên, dựa vào định hướng phát triển du lịch trên thế giới cũng như ở Việt Nam cũng như kinh nghiệm của một số quốc gia đi trước, luận văn nghiên cứu đề suất một số giải pháp cơ bản nhằm khai thác trò chơi dân gian phục vụ phát triển du lịch tại một số điểm thuộc lưu vực sông Thái Bình.
+ Giải pháp về xây dựng sản phẩm.
+ Nhóm giải pháp xây dựng khả năng cung ứng.
+ Nhóm giải pháp chung: giải pháp về xúc tiến quảng bá và thương hiệu về du lịch; giải pháp quản lí nhà nước về du lịch.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Là tài liệu tham khảo về hệ thống đánh giá khả năng khai thác tài nguyên văn hoá phi vật thể phục vụ phát triển du lịch.
- Là tài liệu tham khảo về một phương hướng bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc Trò chơi dân gian.
- Là tài liệu tham khảo về việc xây dựng các sản phẩm du lịch mới dựa trên sự khai thác tài nguyên sẵn có.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Quản lí di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không có
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Dang Thi Phuong Anh 2. Sex: Female
3. Date of birth: 13/09/1983 4. Place of birth: Hai Phong
5. Admission decision number: 1528/2009/QĐ-XHNV-KH&SĐH. Dated 14/10/2009.
6. Changes in academic process: no changes.
(List the forms of change and corresponding times)
7. Official thesis title: “Researching Vietnamese folk games for developing tourism”
8. Major: Tourism 9. Code: 1452/QĐ-SĐH
10. Supervisors: Nguyen Hai Ke, Professor, Doctor of Science Historian.
11. Summary of the findings of the thesis:
- Build up a system of features to estimate the ability of developing the Vietnamese folk game for tourism.
+ Group of features to estimate the drawing of the folk games: attractive feature, connecting feature, sustainable feature.
+ Group of features to estimate supply function of tourism sites: time of organization, position, safety feature, infrastructure and technical basis, capacity of site.
- Research and estimate some folk games in Thai Binh river valley, such as Den troi, Dieu sao and Phao dat. The results are:
+ For Den troi: the result is rather good so it is able to develop it for tourism but necessary a certain policy.
+ For Dieu sao: the result is good so it is able to develop it straightly.
+ For Phao dat: the result is rather good so it is able to develop it for tourism but necessary a certain policy.
- Base on orientation of tourist development in Vietnam and in the world and experience of some countries, this thesis give solution to develop Vietnamese folk games for tourism
+ Solution of building up tourism product.
+ Solution of building up supply function
+ Group of general solutions: solution of promotion and advertisement, solution of state management.
12. Practical applicability, if any:
+ To be reference materials of a system of features to estimate the ability of developing the immaterial culture resources for tourism.
+ To be reference materials of orientation of Vietnamese folk games preservation and promotion.
+ To be reference materials of building new tourism products base on development available resources.
13. Further research directions, if any:
Heritage management for developing tourism
14. Thesis-related publications: no