TTLV: Lý Thường Kiệt với vùng đất Thanh Hóa

Thứ tư - 04/06/2014 05:08

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Phạm Hoàng Mạnh Hà:    2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 06/01/1982.

4. Nơi sinh: Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

5. Quyết định công nhận học viên số 1883/ QĐ/XHNV-KHSĐH  ngày: 21/10/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  không

7. Tên đề tài luận văn: Lý Thường Kiệt với vùng đất Thanh Hóa

8. Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam;             Mã số: 602254

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Danh Phiệt, Viện Sử học Việt Nam (đã

nghỉ chế độ).

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Trong quá trình thực hiện Luận văn. Học viên đã bước đầu làm sáng tỏ một số nội dung sau:

Nguồn sử liệu gia phả mới phát hiện ở Thanh Hóa đã cho biết thêm thông tin về vợ con Thường Kiệt: ông không chỉ có một vợ mà có đến hai vợ. Gia phả họ Ngô cho biết: Thường Kiệt đã lấy vợ năm 16 tuổi (năm 1036, trước lúc mẹ ông mất 2 năm), 16 tuổi sinh con, không may chết cả mẹ và con. Về sau, Thường Kiệt lấy vợ khác, một bà họ Tạ, một bà họ Lý, tên là Lý Thị Duy Mỹ.

Gia phả họ Ngô cho biết: ông nội Ngô Xương Xí và Ngô Ích Hạ (bố Ngô Tuấn) ở Triệu Sơn (Thanh Hóa). Vùng đất phía Tây - Nam huyện Triệu Sơn bao gồm các xã: Hợp Lý, Hợp Thành - nơi Ngô Xương Xí cùng các con Ngô Xương Sắc, Ngô Ích Hạ phát triển thế lực, dựng thành Bình Kiều, trở thành một trong 12 Sứ quân - thế kỷ X. Tại đây còn nhiều di tích liên quan đến Ngô Xương Xí và thành Bình Kiều của sứ quân họ Ngô - con trai Ngô vương (Ngô Quyền). Theo cách hiểu thông thường: “quê quán” phải theo bố và ông nội nên có thể khẳng định: quê gốc của Ngô Tuấn là vùng đất Thanh Hóa hiện tại.

Trong 19 năm trấn trị trấn Thanh Hóa, Thái úy Lý Thường Kiệt đã có những đóng góp nhất định trên nhiều lĩnh vực.

Ông là người nắm được cái gốc trị nước, cái thuật yên dân, biết dùng oai vũ để trừ bọn gian ác, đem minh chính để giải quyết ngục tụng, trong thì sáng suốt, khoan hòa, ngoài thì nhân từ, giản dị, khiêm tốn, siêng năng, sai bảo dân thì ôn hậu nên chính sự ở trấn Thanh Hóa nhàn rỗi.

Đối với sản xuất nông nghiệp, Lý Thường Kiệt rất quan tâm đến nghề nông. Với quan niệm: “dân lấy no ấm làm đầu, nước lấy nghề nông làm gốc”, “nông vi bản”, dưới sự cai quản của Lý Thường Kiệt, Thanh Hóa không bị mất mùa lớn.

Lý Thường Kiệt còn đốc suất thuộc hạ tìm ra nguồn đá quý ở núi Nhồi, thúc đẩy sự phát triển nghề đá thủ công ở Thanh Hóa. Sự phát triển của nghề làm đồ đá xứ Thanh không chỉ đáp ứng nhu cầu xã hội mà còn tạo ra những sản phẩm có giá trị văn hóa - nghệ thuật, đóng góp và nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Trong bối cảnh Phật giáo là quốc giáo, là một thân vương nhưng lòng vẫn hướng về đạo Phật, Lý Thường Kiệt đã trực tiếp chỉ đạo tu sửa và xây dựng một số chùa tháp ở Ái Châu. Trong quãng thời gian trấn trị của Lý Thường Kiệt, phật giáo ở Thanh Hóa rất phát triển, góp phần vào sự hưng thịnh của văn hóa Phật giáo dân tộc.

Trong tâm thức văn hóa dân gian, Thái úy Lý Thường Kiệt là bậc “Thánh”, “sinh vi tướng, tử vi thần”, phù hộ độ trì cho dân, cho nước. Ông đã đi vào thần điện trong sự ngưỡng mộ, kính trọng của nhân dân xứ Thanh.

Đền thờ Lý Thường Kiệt đã được xây dựng ở nhiều nơi trên đất nước ta, tập trung ở trấn Thanh Hóa; tiêu biểu là đền thờ ở Ngưỡng Sơn gần chùa Linh Xứng. Các vương triều Lý, Nguyễn đều có sắc phong cho đền. Trong đó, đền thờ Lý Thường Kiệt ở xã Hà Ngọc (huyện Hà Trung) được xếp hạng “di tích Lịch sử - văn hóa cấp quốc gia”.

Lễ hội đền thờ Lý Thường Kiệt được các vương triều Lý, Nguyễn quy định tế lễ theo nghi thức quốc tế (quốc gia). Lễ hội đương đại thu hút được rất nhiều khách thập phương, được nhân dân tham dự trong niềm thành kính.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: không

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: không

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

Điêu khắc đá thời Lý qua nghệ thuật chạm khắc đá ở Thanh Hóa (viết chung), Tham luận Hội thảo Mỹ thuật Lý & Mối quan hệ nghiên cứu đa liên ngành, Ban Mỹ thuật Cổ - Viện Mỹ thuật - Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, ngày 25/8/2010.

Về di tích đền thờ Lý Thường Kiệt mới biết đến ở Thanh Hóa, Tham luận tại Hội nghị thông báo Khảo cổ học năm 2013, Viện Khảo cổ học, Hà Nội.

Lý Thường Kiệt và việc phát triển nghề đục đá ở Thanh Hóa, Thông báo Khoa học, Bảo tàng  lịch sử quốc gia, số 2/2013 (số 4/BTLSQG), tr76-83.

Lý Thường Kiệt với việc phát triển Phật giáo ở Thanh Hóa, Thông báo khoa học, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội, số 2 (2013) tr.86-92.                                                

       INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Pham Hoang Manh Ha 

2. Sex: Male       

3. Date of birth: 06/01/1982    

4. Place of  birth: Thanh Hoa city, Thanh Hoa province    

5. Admission decision number: No 1883/QĐ/XHNV-KHSĐH        Dated: October 21, 2010, the principal of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.         

6. Changes in academic process: No changes                      

(List the forms of change and corresponding times)

7. Official thesis title: Ly Thuong Kiet with Thanh Hoa lands                  

8. Major: Vietnam history         

9. Code:   602254

10. Supervisors: associate professor- doctoral Nguyen Danh Phiet, VietNam Institute of history

(Full name, academic title and degree)

11. Summary of the findings of the thesis:               

(Summarize them with stress on the new findings, if any)

While writing up the thesis, the student has initially clarified some of the content as below:

The newly dicovered historical family tree sources in Thanh Hoa has provided more information about wife and children of LyThuong Kiet. He not only got one but two wives. The Ngo family tree claimed that Kiet got married at 16 (in 1036, 2 years before he lost his mother), after giving birth at 16, unfortunately both mother and the child died. Later, Thuong Kiet got another wife, Ms. Ta, the  Ms. Li, named Ly Thi Duy My .

The Ngo family tree provided: his grandfather was Ngo Xuong Xi and Ngo Ich Ha (fater of Ngo Tuan), in Trieu Son (Thanh Hoa). The South- West land in Trieu Son include: Hop Ly, Hop Thanh- where Ngo Xuong Xi and his children Ngo Xuong Sac, Ngo Ich Ha developed their power, built up Binh Kieu, then became one of 12 Mission military- 10th century. There are many relics related to Ngo Xuong Xi  and the Binh Kieu of Ngo military- son of Ngo Vuong (Ngo Quyen). According to common understanding: "mother land" should follow father’s and grandfather’s so it might be concluded that: the mother land of Ngo Tuan is Thanh Hoa.

During 19 years ruling Thanh Hoa, Captain Ly Thuong Kiet had made ​​certain contributions in various fields .

He was the one who knew how to rule the nation, soothe the people, use the dignity to defeat the enemy, use the intelligence to solve all the bondage, to be wise, generous, human, simple, humble, hardworking. That lead to such a peaceful politic in Thanh Hoa.

For agricultural production, Ly Thuong Kiet really cared about agriculture. With the conception “ the argriculture take root”. Under the governance of Ly Thuong Kiet, Thanh Hoa was not loss of seasonal.

Ly Thuong Kiet urged the person who found gemstone in Nhoi mountains which laid the foundation for the developmet of workhand stone craft in Thanh Hoa. The developmet of stone craft in Thanh Hoa didn’t not only require the needs of social but also it created the products of the culture - arts value which contributed into national traditional art.

In the context that Buddhism was the national religion, Ly Thuong Kiet directed to maintain and build up some pagodas in Ai Chau. During the government of Ly Thuong Kiet, Buddhism in Thanh Hoa highly developed, contributed into the prosperity of the national Buddhism.

In mental of people in my coutry, Ly Thuong Kiet Thai captainis is the "Holy"  “When he lives, he is generals. When he die, he is god ”, who supported for residents and nation. He became shrines with the admiration and respection of residents in Thanh Hoa.

 Ly Thuong Kiet Temple has been built in many places in our country, expecially in Thanh Hoa. The most typical one is bulit in Nguong Son, near Linh Xung pagoda.  Ly , Nguyen dynasty have decied to temple. In which, Ly Thuong Kiet temple in Ha Ngoc commune (Ha Trung district) has been classified the culture - historycal monument of  national level.

The festival of Ly Thuong Kiet temple was specified by Ly, Nguyen dynasty. Now, the festival attracts the many people of others local and respection.

12. Practical applicability, if any: No changes         

13. Further research directions, if any: No changes

14. Thesis-related publications:                     

 (List them in chronological order)

      Ly Dynasty Stone sculpture by the engravers art in Thanh Hoa, The conference of Ly fine arts and the multidisciplinary research relationship, Vietnam University of fine arts, 2010.

      The relic of Ly Thuong Kiet temple has just known in Thanh Hoa, The conference at the archaeology bulletin in 2013,  Institute of Archaeology, Hanoi.

      Ly Thuong Kiet and the stone chisels which were developed in Thanh Hoa, bulletin of sciences, Vietnam national museum of history, No 2/2013, paged 76 – 83.

     Ly Thuong Kiet with the pagoda developmet in Thanh Hoa, the Bulletin of sciences, No 2/ 2013, paged 86 – 92.                                                             

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây