TTLV: Tư tưởng của Phạm Quỳnh về vấn đề xây dựng nền văn hóa dân tộc.

Thứ tư - 04/06/2014 05:55

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên:Hoàng Minh Quân                     2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 17/10/1990

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 2797/2012/QĐ-XHNV-SĐH Ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)

7. Tên đề tài luận văn: Tư tưởng của Phạm Quỳnh về vấn đề xây dựng nền văn hóa dân tộc.

8. Chuyên ngành: Triết học; Mã số: 60 22 03 01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS,TS. Đỗ Thị Hòa Hới, Khoa Triết học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn trình bày khái quát về những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành tư tưởng của Phạm Quỳnh về vấn đề xây dựng nền văn hóa dân tộc, đồng thời phân tích những nội dung cơ bản nhất của tư tưởng ấy. Tác giả luận văn đã chỉ ra rằng, Phạm Quỳnh đã tạo lập được những quan niệm mang tính hệ thống để giải quyết vấn đề xây dựng một nền văn hóa mới cho dân tộc Việt Nam. Một mặt, Phạm Quỳnh đã kiến giải những vấn đề văn hóa căn bản (như khái niệm văn hóa, mối quan hệ giữa văn hóa với chính trị, mối quan hệ giữa văn hóa phương Đông và phương Tây, mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại), mặt khác, ông đã đưa ra những đường hướng cụ thể cho việc xây dựng nền văn hóa dân tộc (ý tưởng, nội dung, biện pháp). Thông qua đó, tác giả luận văn khẳng định những đóng góp của Phạm Quỳnh đối với sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu về tư tưởng triết học Việt Nam đầu thế kỷ XX.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Tư tưởng triết học, chính trị, văn hóa của tầng lớp trí thức Tây học Việt Nam đầu thế kỷ XX.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

- Quan niệm của Phạm Quỳnh về trách nhiệm xã hội từ điểm nhìn Nho giáo, Hội thảo quốc tế “Trách nhiệm của Nho giáo trong lịch sử Việt Nam và Hàn Quốc”, 04/2013.

- Quan niệm của Phạm Quỳnh về vấn đề so sánh văn hóa Đông – Tây, Hội thảo quốc tế “Triết học Đông – Tây: Cách tiếp cận so sánh”, 12/2013.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Hoang Minh Quan                     2. Sex: Male

3. Date of birth: 17/10/1990                               4. Place of  birth: Ha Noi

5. Admission decision number: 2797/2012/QĐ-XHNV-SĐH Dated: 28/12/2012

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: Pham Quynh’s thought on problem of building national culture.

8. Major: Philosophy                                         9. Code: 60 22 03 01

10. Supervisors: Assoc Prof, Dr. Do Thi Hoa Hoi, The Faculty of Philosophy, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University – Hanoi.

11. Summary of the findings of the thesis:

The thesis presents premises and conditions of foundation of Pham Quynh’s thought on problem of building national culture generally, at the same time, analyses some main contents of this thought. The author thinks that Pham Quynh established systematic concepts to resolve the problem of building national culture. On the one hand, Pham Quynh interpreted basic cultural issues (concept of “culture”, the relationship between culture and politics, Eastern culture and Western culture, tradition and modernity); on the other hand, he proposed general line of building national culture (idea, content, method). Therefore, the author of thesis claims that Pham Quynh made a great contribution to the development of Vietnamese culture in the early 20th century.

12. Practical applicability, if any: the thesis can be a useful reference source for research Vietnamese philosophical thought in the early 20th century.

13. Further research directions, if any: Philosophical, political and cultural thought of Vietnamese Western – educated intellectuals in the early 20th century.

14. Thesis-related publications:

- Pham Quynh’s concept of social responsibility from Confucian view, The international workshop “Confucian Responsibility in the history of Vietnam and Korea”, 04/2013.

- Pham Quynh’s concept of problem of comparing East – West culture, The international workshop “East – West philosophy: comparative approach”, 12/2013.                                                                                   

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây