TTLV: Nghiên cứu trang phục truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc (Trường hợp Áo dài và Hanbok)

Thứ tư - 27/09/2023 04:29
1. Họ và tên học viên: Kim Sil                                           2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh:19/05/1992
4. Nơi sinh: Seoul, Korea
5. Quyết định công nhận học viên số 3020/ QĐ-XHNV  ngày 31/12/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)
7. Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu trang phục truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc (Trường hợp Áo dài và Hanbok)
8. Chuyên ngành: Việt Nam học                                     Mã số: 8310630.01.
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
(nêu tóm tắt các kết quả của luận văn, nhấn mạnh các kết quả mới nếu có)
- Thông qua phạm vi nghiên cứu khá rộng bao gồm không gian, thời gian, chất liệu, thiết kế, việc sử dụng thực tế và những bằng chứng lịch sử và tư liệu hình ảnh của hai trang phục Áo dài của Việt Nam và Hanbok của Hàn Quốc, Luận văn đã chỉ ra điểm tương đồng và điểm khác biệt giữa Áo dài của Việt Nam và Hanbok của Hàn Quốc về lịch sử phát triển, kết cấu, mỹ thuật, chất liệu, cho đến công năng sử dụng từ truyền thống đến hiện đại.
- Luận văn còn tìm hiểu văn hóa của người Việt Nam và người Hàn Quốc trong quá trình hình thành nên trang phục truyền thống của mỗi dân tộc.
- Cuối cùng, luận văn cho biết ứng dụng của Áo dài và Hanbok trong đời sống thường ngày và một số đề xuất bảo tồn và phát huy các trang phục truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc.
11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: (nếu có)
Luận văn là đề tài nghiên cứu có giá trị thực tiễn trong nghiên cứu trang phục Việt Nam và Hàn Quốc nói riêng và văn hóa hai nước nói chung, cung cấp tri thức về văn hóa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc thông qua trang phục truyền thống. Từ đó đề xuất ra các hướng đi tiềm năng cho việc bảo tồn phát huy và thúc đẩy sự đa dạng và sáng tạo trong lĩnh vực trang phục truyền thống dân tộc. Luận văn không chỉ giúp thúc đẩy sự hiểu biết giữa hai dân tộc, làm tiền đề cho giao lưu văn hóa, kinh tế, xã hội, mà còn giúp người dân hai nước ngày càng có ý thức bảo tồn và phát triển trang phục dân tộc.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
- Tiếp tục mở rộng và khám phá nhiều đề tài theo hướng nghiên cứu sâu hơn về nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của Áo dài và Hanbok qua các thời kỳ lịch sử.
- Mở rộng ra khám phá sự biến đổi xã hội và văn hóa đã ảnh hưởng đến thiết kế và ý nghĩa của các trang phục này như thế nào
- So sánh văn hóa và ý nghĩa của Áo dài và Hanbok trong tâm hồn của người Việt Nam và người Hàn Quốc.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có
(liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian nếu có)

 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS


1. Full name: Kim Sil                                         2. Sex: Female
3. Date of birth: 19h, May, 1992                        4. Place of birth: Korea
5. Admission decision number: 3020/ QĐ-XHNV Dated 31th, December, 2021
6. Changes in academic process: -
(List the forms of change and corresponding times)
7. Official thesis title: Study traditional Vietnamese and Korean costumes (Case study of Ao Dai and Hanbok)
8. Major: Vietnamese study                                9. Code: 8310630.01.
10. Supervisors: Dr. Nguyễn Thị Thúy Hằng, Vietnamese study and Languages.
(Full name, academic title and degree)
11. Summary of the findings of the thesis:
(Summarize them with stress on the new findings, if any)
- Through a wide scope of research including space, time, material, design, actual use and historical evidence and photographic materials of the two costumes of Ao Dai of Vietnam and Hanbok of Korea, the thesis pointed out the similarities and differences between Ao Dai of Vietnam and Hanbok of Korea in terms of development history development, structure, art, materials and uses from traditional to modern.
- The thesis also explores the culture of Vietnamese and Korean people in the process of forming the traditional costume of each ethnic group.
- Finally, the thesis indicates the application of Ao Dai and Hanbok in daily life and some proposals to preserve and promote traditional costumes of Vietnam and Korea.
12. Practical applicability, if any:
The thesis is a research topic in particular of practical value in the study of Vietnamese and Korean costumes and the culture of the two countries in general, providing knowledge about the cultures of Vietnam and Korea through traditional costumes. Also, propose potential directions for the preservation and promotion of diversity and creativity in the field of national traditional costumes. The thesis not only helps promote understanding between the two peoples, serves as a premise for cultural, economic and social exchanges, but also helps the people of the two countries become more and more conscious of preserving and developing national costumes.
13. Further research directions, if any:
- Continue to expand and explore many topics in the direction of further research on the origin, formation, and development of Ao Dai and Hanbok through historical periods.
- Explore how social and cultural transformations have influenced the design and meaning of these costumes
- Compare the culture and meaning of Ao Dai and Hanbok in the souls of Vietnamese and Koreans.
14. Thesis-related publications: -
 (List them in chronological order)

                                                                         







 

Tác giả: USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây