TTLV: Nhận diện và phát triển văn hoá tổ chức của bệnh viện công lập trước xu hướng tự chủ (nghiên cứu trường hợp Bệnh viện Xây dựng - Bộ Xây dựng).

Thứ tư - 27/09/2023 04:06
1. Họ và tên học viên: Đỗ Thị Ngọc Ngà                                    2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 24/12/1987
4. Nơi sinh: xã Bắc Sơn - huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
5. Quyết định công nhận học viên: Quyết định số 2606/QĐ-XHNV ngày 26/11/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN).
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Nhận diện và phát triển văn hoá tổ chức của bệnh viện công lập trước xu hướng tự chủ (nghiên cứu trường hợp Bệnh viện Xây dựng - Bộ Xây dựng).
8. Chuyên ngành: Khoa học Quản lý                  Mã số: 210352439.
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Ngọc Thanh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luân văn đã đề cập  các vấn đề lý luận chủ yếu, những khái niệm liên quan và xây dựng một khung lý thuyết cơ bản về văn hoá tổ chức (VHTC), cấu trúc, vai trò và tác động của VHTC đối với tổ chức được trình bày, cùng với VHTC trong bệnh viện (BV) công lập, quan điểm về tự chủ hoá của BV công.
Tác giả cũng xem xét, đánh giá tác động của tự chủ lên các khía cạnh của BV và hiệu quả của việc thực hiện tự chủ đối với BV, cùng với những thách thức mà BV phải đối mặt trong quá trình tự chủ.
Tác giả đã giới thiệu những nét khái quát chung về BV Xây dựng như: cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự, tình hình khám chữa bệnh trong 5 năm gần đây, cũng như lộ trình tự chủ của BV trong thời gian tới.
Tác giả cũng mô tả cụ thể 3 cấp độ VHTC của BV. Đánh giá tác động của việc tự chủ một phần những năm qua đến VHTC của BV. Tác giả đã nhận diện được mô hình VHTC của BV hiện nay thông qua việc sử dụng bộ công cụ trắc nghiệm CHMA. Qua phân tích, mô hình văn hóa gia đình đang chiếm ưu thế trong văn hóa của BV. Từ những khảo sát về các yếu tố cấu thành và nhận diện mô hình văn hóa kết hợp với nhận xét từ trải nghiệm thực tế của tác giả tại BV, tác giả đã tổng hợp và đưa ra những nhận xét tổng quan về VHTC của BV cũng như đưa ra các vấn đề cần lưu ý đối với VHTC của BV ở giai đoạn hiện tại cũng như những nhận định về sự thay đổi VHTC của BV Xây dựng - Bộ Xây dựng khi tổ chức lại thành Bệnh viên Đại học Y Dược - ĐHQGHN.
Thông qua kết quả nhận diện mô hình VHTC và đánh giá thực trạng VHTC của BV Xây dựng, luận văn phác thảo nên mô hình VHTC mới cho BV Xây dựng, nay là Bệnh viện Đại học Y Dược - ĐHQGHN. Trên cơ sở xác định được mô hình VHTC tương lai và việc tổ chức lại BV trong thời gian qua, luận văn đã đưa ra các giải pháp cụ thể tập trung vào việc phát triển VHTC của BV trong thời gian tới giúp BV tạo dựng được một nền VHTC mạnh.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan Bộ Ngành, cơ quan chủ quản - ĐHQGHN. Đây là một công trình nghiên cứu trường hợp Bệnh viện Xây dựng (nay là BV Đại học Y Dược, ĐHQGHN). Trên cơ sở kết quả này, ban lãnh đạo Bệnh viện có thể tham khảo để phát triển VHTC của BV trong tình hình mới, trở thành công cụ hữu hiệu, lợi thế cạnh tranh rõ rệt.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Áp dụng tại bệnh viện công lập, bệnh viện Ngành nói riêng và cơ sở y tế nói chung.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Quản trị thương hiệu
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS
 


1. Full name: Do Thi Ngoc Nga                            2. Sex: Female
3. Date of birth: December 24, 1987                  
4. Place of  birth: Bac Son commune - Tam Nong district, Phu Tho province
5. Admission decision number: 2606/QĐ-XHNV        Dated:November 26, 2021of the Principal of the University of Social Sciences and Humanities - Hanoi National University (VNU)
6. Changes in academic process:None
7. Official thesis title: Identifying and developing the organizational culture of public hospitals in the face of the autonomy trend (case study of Construction Hospital - Ministry of Construction).
8. Major: Management Science                Code: 210352439.
9. Supervisors: Associate Professor, Dr. Pham Ngoc Thanh, University of Social Sciences and Humanities - VNU
10. Summary of the findings of the thesis:
The research has addressed the main theoretical issues, related concepts and built a basic theoretical framework on organizational culture, structure, role and impact of organizational culture on the presented organization along with cultural organization in public hospitals and the perspectives on the autonomy of public hospitals.
The author also reviews and evaluates the impact of autonomy on aspects of hospitals and the effectiveness of implementing autonomy for hospitals along with the challenges that hospitals face in the autonomy process.
The author introduced the general overview of the Construction Hospital such as: organizational structure and personnel, medical examination and treatment situation in the last 5 years, as well as the hospital's autonomy roadmap in the coming time.
The author also specifically describes 3 levels of the hospital’s organizational culture. She evaluated the impact of partial autonomy in recent years on the hospital's organizational culture. The author has identified the current hospital's organizational culture model through the use of the CHMA test toolkit. Through analysis, the family culture model is dominant in the hospital's culture. From surveys on the constituent elements and identification of cultural models combined with comments from the author's practical experience at the hospital, the author has synthesized and given general comments on the hospital's organizational culture as well as providing issues that need attention for the hospital's organizational culture at the current stage as well as comments on the change in the organizational culture of the Construction Hospital - Ministry of Construction when reorganizing into the Medical and Pharmaceutical University  Hospital - VNU.
Through the results of identifying the organizational culture model and evaluating the current situation of the organizational culture of the Construction Hospital, the thesis outlines a new organizational culture model for the Construction Hospital, now the Medical and Pharmaceutical University  Hospital - VNU. Based on the identification of the future organizational culture model and the reorganization of the hospital in recent times, the thesis has proposed specific solutions focusing on developing the hospital's organizational culture in the coming time to help the hospital create a strong organizational culture.
Besides, the author also makes a number of recommendations to the Ministries and branches and the governing body - VNU. This is a case study of Construction Hospital (now Medical and Pharmaceutical University  Hospital, Vietnam National University,Hanoi).Based on these results, the hospital's leadership can refer to developing the hospital's organizational culture in the new situation, becoming an effective tool and a clear competitive advantage.
11. Practical applicability, if any: Applicable at public hospitals, sector hospitals in particular and medical facilities in general.
12. Further research directions, if any: brand management
13. Thesis-related publications: None




 

Tác giả: USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây