TTLV: Phong cách đạo điễn Shunji Iwai từ góc nhìn lý thuyết tác giả qua ba bộ phim “ Love Letter”, “Hana & Alice” và “All about Lily Chou Chou”

Thứ tư - 27/09/2023 03:47
1. Họ và tên học viên: ĐỖ PHƯƠNG TRANG                  2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 13/04/1991
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: quyết định số 2948/2021/QĐ-XHNV ngày 28/12/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Phong cách đạo điễn Shunji Iwai từ góc nhìn lý thuyết tác giả qua ba bộ phim “ Love Letter”, “Hana & Alice” và “All about Lily Chou Chou”
8. Chuyên ngành: Lí luận, lịch sử điện ảnh, truyền hình; Mã số: 8210232.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Hoàng Cẩm Giang, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn sử dụng lý thuyết tác giả để phân tích các bộ phim của Shunji Iwai, chứng minh tính nhất quán trong tư tưởng, chủ đề và phong cách điện ảnh của ông. Những dấu ấn cá nhân đặc sắc của Shunji Iwai cho thấy tính tiên phong của ông trong việc kết hợp ngôn ngữ của nhiều phương tiện truyền thông đại chúng, cập phương tiện kỹ thuật để làm giàu có thêm khả năng biểu đạt của điện ảnh. Phong cách này được ông ứng dụng xuyên suốt sự nghiệp của mình để kiến tạo những tự sự về chấn thương của tuổi trưởng thành và căn tính bị đứt gãy.
Phối hợp với lí thuyết tác giả, luận văn ứng dụng lí thuyết chấn thương trong phân tích các yếu tố tự sự của ba bộ phim. Những nhân vật trong phim của Shunji Iwai thường là nạn nhân của những chấn thương tâm lý trong hành trình trở thành người lớn. Để thể hiện những câu chuyện này, cốt truyện trong các bộ phim của Shunji Iwai không tuân theo cấu trúc ba hồi cổ điển với tính nhân quả, gieo gặt chặt chẽ. Các tự sự về tuổi trưởng thành của ông thường có cốt truyện phi tuyến tính, được sắp xếp theo ý thức nội tâm của nhân vật. Shunji Iwai kiên định với thể loại phim coming-of-age và bối cảnh nước Nhật hiện đại. Điều này cho thấy sự trăn trở của ông với câu hỏi về căn tính Nhật Bản trong một nền văn hoá đứt gãy, khủng hoảng về bản sắc.
Luận văn cũng khảo sát những dấu ấn về phong cách phim giàu chất thơ và thấm đẫm mỹ học bi cảm của Shunji Iwai. Trong dàn cảnh, Shunji Iwai có xu hướng phá vỡ tính hiện thực của nhận thức không gian. Bối cảnh, đạo cụ, ánh sáng trong các bộ phim của ông luôn chòng chành giữa hai thế giới thực và ảo. Phim của Shunji Iwai thường được quay bằng kỹ thuật handheld và có sự phá cách trong việc sử dụng cỡ cảnh. Phong cách quay phim này bộc lộ tư duy thẩm mĩ đậm chất Nhật Bản, nắm bắt những cảm xúc thoáng qua của hiện tượng, cảnh sắc, qua đó khám phá tâm trạng của con người. Dựng phim kiểu Iwai phù hợp với những tự sự về chấn thương. Cách dựng của ông xô đổ tính tuần tự của quá trình trưởng thành, đồng thời diễn tả sự lặp lại khó kiểm soát của sự kiện chấn thương trong cuộc sống hiện tại. Âm thanh trong phim của Shunji Iwai là âm thanh được phóng chiếu từ ký ức, từ cảm xúc hoặc những ấn tượng của nhân vật. Tất cả những yếu tố phong cách đó là nguồn gốc tạo nên khái niệm “thẩm mỹ Iwai” độc đáo.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho việc giới thiệu những thành tựu của điện ảnh Nhật Bản nói riêng, Châu Á nói chung. Đồng thời là tài liệu tham khảo cho hoạt động sáng tác và sản xuất phim tạiViệt Nam hiện nay.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không.       

   
INFORMATION ON MASTER’S THESIS


1. Full name: ĐỖ PHƯƠNG TRANG                 2. Sex: Female
3. Date of birth: April 13, 1991                            4. Place of birth: Ha Noi
5. Admission decision number: 2948/2021/QĐ-XHNV Dated: December 28, 2021
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: The directing style of Shunji Iwai from the perspective of auteur theory (through the three films Love Letter, Hana & Alice, and All about Lily Chou Chou)
8. Major: Film and Television Studies                   
9. Code: 8210232.01
10. Supervisor: Dr. Hoang Cam Giang, VNU University of Social Sciences and Humanities (Hanoi)
11. Summary of the findings of the thesis:
The thesis employs auteur theory to study the films of Shunji Iwai, highlighting the uniformity of his ideology, themes, and cinematic style. Iwai’s distinctive personal imprints reveal his innovative approach to merging the languages of various mass media and modernizing technical means to augment cinema’s expressive potential. This style has been consistently utilized throughout his career to craft narratives centered around the trauma of adulthood and fragmented identity.
In conjunction with auteur theory, the thesis also incorporates trauma theory to analyze the narrative components of three films. Iwai’s characters are frequently portrayed as victims of psychological trauma during their transition to adulthood. His narratives, which often deviate from the traditional three-act structure with strict causality, are arranged following the characters’ internal consciousness. Iwai’s adherence to the coming-of-age genre and contemporary Japanese setting underscores his exploration of Japanese identity amidst cultural fragmentation and identity crisis.
The thesis further investigates the hallmarks of Iwai’s poetic film style, characterized by the aware aesthetic. Regarding staging, Iwai often disrupts realistic spatial perception with settings, props, and lighting that oscillate between reality and virtuality. His films, often shot using handheld techniques and unconventional shot sizes, embody a uniquely Japanese aesthetic sensibility that captures transient emotions and landscapes, delving into human moods. The “Iwai-style” montage is particularly effective for trauma narratives. His editing style subverts the sequential nature of maturation and depicts the uncontrollable repetition of traumatic events in present life. The sound in Iwai’s films is a projection of the characters’ memories, emotions, or impressions. All these stylistic elements contribute to the unique “Iwai aesthetic.”
12. Practical applicability, if any:
The findings of this thesis serve as a resource for showcasing the accomplishments of Japanese cinema, and more broadly, Asian cinema. Furthermore, they provide a point of reference for contemporary film composition and production activities in Vietnam.           
13. Further research directions, if any: Japanese cinema; auteur theory; coming-of-age genre…
14. Thesis-related publications: none.


 

Tác giả: USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây