TTLV: Vấn đề quyền lực trong vở kịch “Macbeth” của Shakespear và hai bộ phim : “Macbeth” (2015), “The tragedy of Macbeth” (2021)

Thứ hai - 09/10/2023 22:35
1. Họ và tên học viên: NGUYỄN DIỆP THUỲ ANH                          2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 21/04/1992
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: quyết định số 2948/2021/QĐ-XHNV ngày 28/12/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Vấn đề quyền lực trong vở kịch “Macbeth” của Shakespear và hai bộ phim : “Macbeth” (2015), “The tragedy of Macbeth” (2021)
8. Chuyên ngành: Lí luận, lịch sử điện ảnh, truyền hình; Mã số: 8210232.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thuỳ Linh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn dựa trên lý thuyết thông diễn học, kí hiệu và liên kí hiệu, kí hiệu học văn hóa và lý thuyết tương tác tượng trưng để giải mã, so sánh các phương thức thông diễn và ứng dụng kí hiệu học trong sáng tạo nghệ thuật. Từ đó, làm rõ yếu tố văn hóa và liên kí hiệu xuất hiện và tương tác lẫn nhau trong hệ thống liên văn bản của vở bi kịch Macbeth, cụ thể trong trường hợp văn bản kịch và hai bộ phim: Macbeth (2025) và The tragedy of Macbeth (2021).
Từ so sánh kết cấu liên văn bản, chúng tôi có cơ sở để tìm hiểu thông diễn liên văn bản trong các tương tác xã hội tượng trưng của hệ thống nhân vật, cho thấy quyền năng của những diễn giải huyền thoại và liên hệ siêu nhiên, cũng như quyền năng của các tương tác văn hóa – xã hội. Chúng tôi cũng làm rõ vấn đề quyền lực qua những biểu đạt nghệ thuật bằng tiếp cận kí hiệu học văn hóa trong ngôn ngữ điện ảnh. Qua quá trình nghiên cứu, thấy được quyền lực của tạo hình trong tương quan với liên kí hiệu trong kí ức tập thể, đặc biệt là tính nghịch dị và tính lãng mạn trong biểu đạt các mã huyền thoại. Chúng tôi cũng nhận thấy quyền năng của các mã huyền thoại trong ngôn ngữ điện ảnh trong biểu đạt vấn đề quyền lực. Từ đó, thấy được kết nối từ các liên kết tượng trưng với căn nguyên là chủ nghĩa tượng trưng của nghệ thuật thị giác. Yếu tố này hòa quyện với kí ức tập thể tạo thành một quyền năng riêng trong việc thiết lập một hệ thống kí hiệu trong ngôn ngữ điện ảnh và kí hiệu liên văn bản.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Đề tài tìm hiểu vấn đề quyền lực được thể hiện trong văn bản kịch và hai bản phim điện ảnh, bằng phương pháp tiếp cận văn hoá học để giải mã những giá trị nghệ thuật và nhân văn được thể hiện qua góc nhìn của nghệ thuật điện ảnh, dựa trên cơ sở ký hiệu và liên ký hiệu. Thông qua đó so sánh và làm sáng rõ giá trị của một tác phẩm kinh điển – qua phong cách sáng tác và nghiệp vụ của các đạo diễn với góc nhìn văn hoá, xã hội và sáng tạo nghệ thuật khác biệt - được thông diễn từ văn bản kịch sang nghệ thuật điện ảnh. Kết quả của nghiên cứu có thể ứng dụng để tìm hiểu thông diễn học và giải mã kí hiệu học liên văn bản, đa phương tiện.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Kí hiệu học văn hóa đa phương tiện, thông diễn liên văn bản, tiếp nhận liên văn bản…
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không. 
 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: NGUYỄN DIỆP THUỲ ANH       2. Sex: Female
3. Date of birth: April 21, 1992                            4. Place of birth: Ha Noi
5. Admission decision number: 2948/2021/QĐ-XHNV Dated: December 28, 2021
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Power in Shakespeare’s play Macbeth and two films: Macbeth(2015), The tragedy of Macbeth (2021)
8. Major: Film and Television Studies                   
9. Code: 8210232.01
10. Supervisor: Dr. Nguyen Thuy Linh, VNU University of Social Sciences and Humanities (Hanoi)
11. Summary of the findings of the thesis:
The thesis is based on the theory of hermeneutic, semiotic and inter-semiotics, cultural semiotics and symbolic interaction theory to decode, compare hermeneutic methods and apply semiotics in artistic creation. Based on those findings, we clarify the cultural and inter-semiotic elements that appear and interact with each other in the inter-textual system of the play Macbeth, specifically in the case of the original text and two films: Macbeth (2025) and The tragedy of Macbeth (2021).
From comparing the intertextual structure, we conclude a basis of understanding intertextuality by studying the symbolic social interactions of the character system, showing the power of cultural-social interaction. We also clarify the issue of power through artistic interpretation by approaching cultural semiotics in cinematic language. Through the research process, we can see the power of image creation in relation to inter-symbolism in collective memory, especially the grotesque and romantic characteristic of character design, in order to express mythical codes. We also recognize the power of mythical codes in cinematic language in expressing power. From these findings, we see the connection based on the symbolism of visual art. This element blends with collective memory to create a unique power in establishing a system of symbols in cinematic language and intertextuality.
12. Practical applicability, if any:
The topic explores the issue of power expressed in original text of the play and two films, using a cultural approach to decode the artistic and humanistic values, ​​based on semiotics and inter-semiotics theory. Comparing and clarifying the value of a classic play - transfers through the creative and film styles of two directors with different cultural, social and artistic creative perspectives - is interpreted from original play to the art of cinema. The results of the research can be applied to study more about hermeneutics from plays to films and decoding intertextuality and multimedia semiotics. 
13. Further research directions, if any: Cultural semiotics in Multimedia, intertextuality and hermeneutics, intertextual reader-response criticism...
14. Thesis-related publications: none.

Tác giả: Hạnh Quỳnh - USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây