TTLV: Ngữ pháp hóa các phụ từ đứng sau trung tâm động ngữ

Chủ nhật - 25/06/2017 18:27

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Mai Thùy Linh                                               

2. Giới tính : Nữ

3. Ngày sinh: 14/01/1992

4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận học viên số 3215/2014/QĐ–XHNV–SĐH ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian học tập 12 tháng, từ tháng 01/2017 – 12/2017

7. Tên đề tài luận văn: Ngữ pháp hóa các phụ từ đứng sau trung tâm động ngữ.

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học               Mã số: 60.22.02.40

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Vũ Đức Nghiệu (Khoa Ngôn ngữ học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn)

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn giới thiệu những nội dung cơ bản liên quan đến lí thuyết ngữ pháp hoá và hiện tượng chuyển thực từ sang hư từ trong tiếng Việt được nhìn từ góc độ ngữ pháp hoá.

Trên cơ sở lí thuyết ngữ pháp hoá, luận văn đi khảo sát hiện tượng ngữ pháp hoá một số động từ chuyển động có hướng và một số động từ chuyển động không có hướng, chuyển sang thực hiện chức năng “hư từ”, trở thành hư từ. Thông qua các nguồn ngữ liệu, luận văn đã:

- Nghiên cứu đánh giá định lượng về tần số xuất hiện (được dùng) của các động từ chuyển động có hướng và các động từ chuyển động không có hướng, khi là động từ và giới từ trong các nguồn ngữ liệu được khảo sát.

- Phân tích tương quan định lượng về khả năng hoạt động với tư cách động từ và giới từ của nhóm động từ được khảo sát

Với những kết quả khảo sát thu được, luận văn đã đánh giá khẳng định về hiện tượng ngữ pháp hoá của nhóm từ hữu quan. Những kết quả này có thể coi như kết quả của một nghiên cứu trường  hợp, để trên cơ sở đó, có thể vận dụng khung lý thuyết ngữ pháp hóa trong việc giải quyết vấn đề trên bình diện rộng hơn của ngữ pháp tiếng Việt.  

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Các kết quả miêu tả và phân tích hiện tượng ngữ pháp hoá có thể được ứng dụng vào việc biên soạn từ điển, sách ngữ pháp cũng như ứng dụng vào việc giảng dạy và học tập môn Ngữ văn trong nhà trường hiện nay.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Tiếp tục nghiên cứu quá trình ngữ pháp hoá không chỉ ở động từ mà còn ở các từ loại khác, để góp phần làm sáng tỏ đặc điểm của tiếng Việt theo quan điểm lý thuyết ngữ pháp hoá.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Mai Thuy Linh                           2. Sex: Female

3. Date of birth: January 14, 1992                4. Place of  birth: Namdinh

5. Admission decision number: 3215/2014/QĐ–XHNV-SĐH, dated: December 31, 2014, issued by Rector of University of Social Science and Humanities- Vietnam National University.

6. Changes in academic process: Extension of the training time from December 2016 to December 2017

7. Official thesis title: The grammaticalization of adverbial particles used after verbs

8. Major: Linguistics                                        Code: 60.22.02.40

9. Supervisors: Prof. Dr. Vu Duc Nghieu (Faculty of Vietnamese Linguistics, University of Social Science and Humanity, Vietnam National University)

10. Summary of the findings of the thesis:

The thesis introduces the basics of the grammaticalization theory and the transfer of content words to function words in Vietnamese language.

Based on the grammaticalization theory, the thesis investigates the grammaticalization of some directional movement verbs and some undirectional movement verbs which become function words. With various sources of data, the thesis:

- Studies the frequency of directional movement verbs and undirectional movement verbs when they function as verbs and prepositions.

- Analyzes the qualitative correlation of the surveyed verbs performing as verbs and prepositions.

After the analysis, the thesis gives an affirmative evaluation of the grammaticalization of the surveyed verbs. This can be considered as the result of a case study, from which can be developed to study this phenomenon on a larger scale of Vietnamese grammar.

11. Practical applicability:

The results of the thesis can be applicable to writing dictionaries, grammar books as well as language and literature teaching and learning at schools.   

12. Further research directions:

Study the grammaticalization of other parts of speech in order to clarify the characteristics of Vietnamese language from the viewpoint of the grammaticalization theory.

13. Thesis-related publications: No

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây