TTLV: Tiến tới xây dựng một từ điển động từ với kết trị cú pháp (dùng cho người nước ngoài)

Chủ nhật - 25/06/2017 18:35

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Phạm Thị Hồng Nhung

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 13 tháng 08 năm 1993

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số 3683/2015/QĐ-XHNV Ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: 

7. Tên đề tài luận văn: Tiến tới xây dựng một từ điển động từ với kết trị cú pháp (dùng cho người nước ngoài)

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học                    Mã số: 60.22.02.40

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Đinh Văn Đức

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

10.1 Hiện nay, nhu cầu học tiếng Việt của người nước ngoài ngày càng tăng. Đó là một hệ quả tất yếu của sự hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa. Đáp ứng nhu cầu đó, hoạt động dạy tiếng Việt cũng ngày càng đa dạng hơn, cả về đối tượng học và về người dạy học. Việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đã có khá nhiều, tuy nhiên chưa thực sự triệt để và chuyên nghiệp. Trong việc giảng dạy ngoại ngữ nói chung, việc dạy và học tiếng Việt nói riêng, ngày nay người ta đang có xu thế chuyển dần từ dạy ngữ pháp mô tả sang ngữ pháp giao tiếp, với các phát ngôn là đối tượng chính. Hạt nhân của các phát ngôn là các sự tình (state affairs). Trong tiếng Việt, đa phần các sự tình được biểu thị bằng Vị ngữ – Động từ. Như vậy, nếu muốn đạt hiệu quả trong dạy và học tiếng Việt thì phải ưu tiên cho việc học và rèn luyện động từ cũng như cách dùng động từ.

10.2 Về sự tồn tại của động từ tiếng Việt, từ trước đến nay luôn có rất nhiều ý kiến nhưng có hai ý kiến trái ngược nhau. Ý kiến thứ nhất phủ nhận sự tồn tại của động từ và ý kiến thứ hai thừa nhận sự tồn tại của động từ. Ý kiến thứ hai thừa nhận sự tồn tại của động từ, nhưng những người theo ý kiến này lại khác nhau về điểm xuất phát cũng như về kết quả đạt được. Nguyễn Kim Thản chủ trương phân định từ loại dựa vào cả ý nghĩa lẫn hình thức ngữ pháp.  Những tác giả chủ trương xuất phát từ ý nghĩa để xác định loại từ là Đinh Văn Đức, Trần Trọng Kim, Bùi Đức Tịnh, Nguyễn Lân,… Các tác giả chứng minh sự tồn tại của danh từ và động từ tiếng Việt bằng cách đối lập khả năng kết hợp của hai từ loại, như khả năng kết hợp với những từ chỉ định( này, kia…), với từ chỉ sở thuộc, với đại từ (có là và không có là), với định ngữ tính từ (danh từ thì kết hợp trực tiếp, động từ thì có thể có từ cho), với những từ phủ định. Gần đây, qua một số công trình nghiên cứu như của Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thị Quy, Nguyễn Văn Lộc...việc nghiên cứu động từ nói chung cũng như động từ chủ động nói riêng đã có phần rõ nét hơn.Tuy nhiên, về động từ chủ động đến nay hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu.

10.3 Thuật ngữ kết trị (còn được gọi là hoá trị, ngữ trị) vốn được dùng đầu tiên trong hoá học, để đánh dấu khả năng của các nguyên tử làm hình thành các mối liên kết hoá học. Thuật ngữ này được dùng trong ngôn ngữ học vào những năm 40 của thế kỉ XX để “đánh dấu khả năng kết hợp của từng kí hiệu ngôn ngữ có thể có với các kí hiệu khác để tạo thành giá trị chung nhiều hơn hoặc ít hơn giá trị của các yếu tố đó cộng lại”. Theo cách hiểu hẹp, kết trị chỉ là thuộc tính kết hợp của động từ hoặc một số từ loại nhất định. Như vậy, lí thuyết kết trị ban đầu chỉ được sử dụng ở phạm vi hẹp, nói cách khác, mới chỉ được dùng để nghiên cứu thuộc tính kết hợp của từ.

Kết trị của động từ là khả năng của động từ tạo ra xung quanh mình các vị trí mở cần hoặc có thể làm đầy bởi những thành tố cú pháp (những thực từ) mang ý nghĩa bổ sung nhất định. Nói cách khác, kết trị của động từ là thuộc tính của động từ kết hợp vào mình những thành tố cú pháp bắt buộc hay tự do.

Thuộc tính kết hợp này hàm chứa trong ý nghĩa của bản thân động từ. Nó chính là sự phản ánh những đòi hỏi hoặc khả năng của động từ được cụ thể hoá về mặt nào đó”.

10.4 Nhiệm vụ được đặt ra ở đây, lựa chọn các động từ và giải thích chúng như thế nào để vừa đáp ứng được nhiệm vụ dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, vừa có thể ứng dụng nhuần nhuyễn chúng trong đời sống hàng ngày mà vẫn phù hợp với đối tượng sử dụng được hướng đến là người nước ngoài.

Tài liệu tham khảo chính được sử dụng ở đây là cuốn từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, tái bản năm 2010), qua hai lần chỉnh lý với 39.924 từ ngữ, trong đó ghi nhận được 10.660 động từ tiếng Việt, bao gồm tất cả những từ ngữ thường dùng trong đời sống và thường gặp trên sách báo, các từ ngữ phương ngữ phổ biến, có tính ứng dụng cao trong đời sống hàng ngày cho đến các thuật ngữ khoa học – kỹ thuật thông dụng. Với sự phân hóa rõ rết như vậy, nguồn từ vựng bao gồm cả từ cơ bản cho đến thuật ngữ này hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu dạy và học tiếng Việt.

10.5 Dựa vào số lượng diễn tố, L. Tesnière chia động từ thành động từ không diễn tố hay động từ vô trị (verb avalent), động từ một diễn tố hay động từ đơn trị (verb monovalent), động từ hai diễn tố hay động từ các nguyên tử khác, còn được gọi là song trị (verb trivalent), động từ ba diễn tố hay động từ tam trị (verb divalent).

10.6 Kết quả nghiên cứu là sự đề xuất một bảng động từ tiếng Việt dưới dạng một từ điển. Cho đến nay, chưa có bất kì một tài liệu nào lập danh sách động từ với tư cách là một hướng dẫn cho người học. Bởi vậy, ở luận văn này, chúng tôi chủ trương bù đắp vào sự thiếu hụt đó, bằng cách tiến tới xây dựng một từ điển động từ cho người học.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Đưa ra đề xuất tiến tới xây dựng một từ điển động từ hoàn chỉnh phục vụ mục đích dạy và học tiếng Việt (dùng cho người nước ngoài)

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Pham Thi Hong Nhung                2. Sex: Female

3. Date of birth: August 13, 1993                       4. Place of  birth: Ha Noi

5. Admission decision number: 3683/2015/QĐ-XHNV December 31, 2015 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in academic process: (none)

7. Official thesis title: Toward developing a verb dictionary with syntactical vanlence (for foreigners)

8. Major: Linguistics                                             Code: 60.22.02.40

9. Supervisors: Prof. Dr. Dinh Van Duc

10. Summary of the findings of the thesis:

10.1 Currently, the demand for learning foreign languages ​​of foreigners is increasing. It is an inevitable consequence of international integration and cultural exchange. To meet that demand, Vietnamese language teaching activities are also increasingly diverse, both in terms of subjects and teachers. The study of issues related to teaching English to foreigners has quite a lot, but not really thorough and professional. In teaching foreign languages ​​in general, teaching and learning Vietnamese in particular, people are now moving from graduating grammar to grammar communication, with the speech is the main object. The nucleus of the statements is the state affairs. In Vietnamese, most of the situations are expressed by the predicate - verb. Thus, if you want to be effective in teaching and learning Vietnamese, you must prioritize the learning and practice of the verb as well as the use of the verb.

10.2 About the existence of Vietnamese verbs, there have always been many opinions but there are two opposite opinions. The first deny the existence of the verb and the second admit the existence of the verb. The second comment acknowledges the existence of the verb, but the followers differ in their starting point as well as in the outcome. Nguyen Kim Thuan advocated the classification of the word based on both grammar and grammatical form. The author advocates derived from meaning to determine the type of words are Dinh Van Duc, Tran Trong Kim, Bui Duc Tinh, Nguyen Lan ... The authors prove the existence of nouns and Vietnamese verbs by Opposition to the ability to combine two types of words, such as the ability to associate with the specified words (this, the other ...)with the subject matter only, with pronouns (yes and no), with predicate Words (nouns are direct combinations, verbs may have words), with negative words. Recently, through a number of studies such as Cao Xuan Hao, Nguyen Thi Quy, Nguyen Van Loc ... the study of verbs in general as well as the verb actively in particular has been clearer.On the active verb to date, almost no work to do systematic research and depth.

10.3 The term valence was originally used in chemistry, to mark the potential of atoms to form chemical bonds. This term was used in linguistic study in the 40s of the twentieth century to "mark the possibility of combining each possible linguistic symbol with other symbols to form more or less common denominators. The value of those factors adds up. " In a narrow sense, the term is just a combination of verbs or certain types of words. Thus, the original conception theory was used only in the narrowest sense, in other words, only to study the combination properties of the word.

The verb tense is the verb's ability to create around the open positions that need or can be filled by certain complementary elements. In other words, the verb tense is a verb attribute that incorporates mandatory or liberal syntactic elements.

This combination attribute is contained within the meaning of the verb itself. It is a reflection of the requirements or capabilities of verbs that are concretized in some way. "

10.4 The task here is to choose verbs and explain how they can both fulfill the task of teaching Vietnamese as a foreign language and can apply them smoothly in daily life. Still suitable for the target audience is foreigners.

The main reference used here is the Vietnamese dictionary (Hoang Phe, edited in 2010), revised twice with 39,924 words, of which 10,660 Vietnamese verbs were recorded. Includes all the commonly used words in life and are commonly found in books and newspapers, popular dialects in everyday life, and common scientific and technical terms. With such a clear distinction, lexis, from basic to vocabularies, can perfectly meet the requirements of teaching and learning Vietnamese.

10.5 Based on the number of strings, L. Tesnière conjugates verbs into non-verb verbs or verb avalent verbs, verbs from a verb or verb monovalent, two verbs Or verbs from other atoms, also known as verb trivalent, verb divalent verbs or verbs.

10.6 Research results are the proposed table of Vietnamese verbs in the form of a dictionary. Up to now, there have not been any documents that list verbs as a guide for learners. Therefore, in this thesis, we advocate to compensate for that shortage, by proceeding to construct a verb dictionary for learners.

11. Applicability in practice:

Propose to proceed to develop a complete verb dictionary...    

12. Further research directions, if any: No

13. Thesis-related publications: No

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây