TTLV: Người ả đào qua các nguồn tư liệu từ thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XX

Thứ ba - 10/05/2011 11:44
Thông tin luận văn "Người ả đào qua các nguồn tư liệu từ thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XX" của HVCH Hoàng Thị Ngọc Thanh, chuyên ngành Văn học Trung đại.
Thông tin luận văn "Người ả đào qua các nguồn tư liệu từ thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XX" của HVCH Hoàng Thị Ngọc Thanh, chuyên ngành Văn học Trung đại. 1. Họ và tên học viên: Hoàng Thị Ngọc Thanh 2. Giới tính Nữ 3. Ngày sinh: 09/10/1985 4. Nơi sinh: Tràng An – Chúc Sơn – Chương Mĩ - Hà Nội. 5. Quyết định công nhận học viên số: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH Ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Người ả đào qua các nguồn tư liệu từ thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XX. 8. Chuyên ngành: Văn học Trung đại; Mã số: 60. 22. 34. 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Nho Thìn (GV khoa Văn – trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐH Quốc Gia – Hà Nội) 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Luận văn Người ả đào qua các nguồn tư liệu từ thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XX gồm 3 phần chính: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần mở đầu: Trình bày lí do chọn đề tài. Ngày nay ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo tồn được xã hội tôn vinh, trân trọng, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là trong các thế kỉ trước, ca trù cũng được tôn vinh như vậy. Thế kỉ XVIII chỉ có 1 số ít các tác giả bày tỏ sự đồng cảm với thân phận bất hạnh của những ả đào; phần lớn các nhà Nho thường có thái độ thiếu trân trọng đối với họ. Cái nhìn kép ấy cùng song song tồn tại và tạo thành một vệt dài ảnh hưởng tới tâm thức nhìn nhận người ả đào của các văn nhân giữa thế kỉ XX. Do đó việc tìm hiểu thân phận người ả đào qua các nguồn tư liệu từ thế kỉ XVIII kéo dài đến nửa đầu thế kỉ XX là một đề tài hấp dẫn cần được tiếp tục nghiên cứu. Phần nội dung: gồm 3 chương Chương 1: Địa vị người ả đào – chủ nhân của môn nghệ thuật ca trù hấp dẫn + Giải nghĩa một số khái niệm trong ca trù: ca trù, ả đào, kép, quan viên, giáo phường. + Địa vị của người ả đào qua các giai đoạn khác nhau + Vị trí của nghệ thuật diễn xướng ca trù trong đời sống văn hoá nghệ thuật (đặt trong sự đối chiếu với sân khấu tuồng truyền thống). Chương 2: Nhân vật ả đào qua các nguồn tư liệu từ thế kỉ XVIII đến cuối thế kỉ XIX – nhìn từ phía các nhà Nho. Nhân vật ả đào qua những nguồn tư liệu từ thế kỉ XVIII đến cuối thế kỉ XIX - thân phận của những kiếp hồng nhan bạc mệnh. Trong xã hội nam quyền phương Đông xưa, người phụ nữ có nhan sắc thường bất hạnh vì chính nhan sắc của họ. Kĩ nữ là những người mang trong mình tài sắc lại đem thân đi mua vui cho những kẻ quyền thế, lắm tiền nhiều của, tuy nhiên khi nhan sắc tàn phai hoặc khi không còn giá trị phục vụ giải trí, họ phải chịu số phận rất bi thảm. Và tất nhiên các mĩ nhân, kĩ nữ ở cả Việt Nam và Trung Quốc đều không nằm ngoài quy luật chung ấy. Nhân vật ả đào – nhìn từ phía nhà Nho Mối quan hệ giữa ả đào và những người thưởng thức: Do tính chất đặc thù của nghề nghiệp, nhân vật ả đào có cơ hội được gặp gỡ và tiếp xúc với rất nhiều người ở đủ mọi tầng lớp, đủ mọi lứa tuổi khác nhau nên giữa ả đào và văn nhân có mối quan hệ khá phức tạp, trong nhiều trường hợp đó là mối quan hệ tình cảm nam nữ. Chính trong mối quan hệ phức tạp giữa ả đào và các quan viên lại bộc lộ những thái độ, những cách nhìn khác nhau từ phía những người thưởng thức. Cái nhìn thiếu trân trọng, miệt thị từ phía nhà Nho: khán thính giả chủ yếu là đàn ông, họ có cái nhìn mang tính chất hưởng thụ của người đàn ông đối với môn hát ca trù, đối với người ả đào. Thái độ ấy bộc lộ ngay từ cách gọi tên “con hát”. Thậm chí ngay với những tác giả say mê ca trù như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát cũng chỉ xem ca trù là một thứ giải trí, xem ả đào là thú vui chứ không nhìn nhận, trân trọng họ như những con người có giá trị - chủ nhân của lối hát ả đào. Tuy nhiên, bên cạnh thái độ khinh miệt đó, một số nhà Nho lại bày tỏ niềm thương cảm chân thành với số phận của nhân vật ả đào - những kiếp người tài hoa nhưng bạc phận. Cái nhìn trân trọng, đồng cảm từ phía những người thưởng thức: Nhà Nho không chỉ say mê tiếng hát của các đào nương, nhiều người trong số họ còn đặt mình vào địa vị người ả đào để cảm thông, trân trọng và cất lên tiếng nói nhân đạo sâu sắc. Người đồng cảm với thân phận của những kĩ nữ - ả đào sâu sắc nhất phải kể đến Nguyễn Du. Tấm lòng thương cảm ấy được thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ sáng tác của ông, bao gồm cả thơ chữ Hán và thơ Nôm. Viết về họ, bao giờ Nguyễn Du cũng thể hiện sự cảm thông, trân trọng đầy thương cảm. Chính tấm lòng yêu thương, đồng cảm ấy cho thấy Nguyễn Du có tầm nhân bản cao hơn các nhà Nho khác. So sánh nhân vật ả đào với nhân vật kĩ nữ ở Trung Quốc và Geysha ở Nhật Bản: Đặt trong sự so sánh với các nhân vật ca nhi – kĩ nữ ở các nước khác, dễ nhận thấy nhân vật ả đào nhiều nét tương đồng với các kĩ nữ Trung Hoa và các Geysha ở Nhật Bản. Chương 3: Nhân vật ả đào qua nguồn tư liệu cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX – nhìn từ phía các văn nhân. Đến giai đoạn này hình ảnh người ả đào không chỉ xuất hiện nhiều trong các tác phẩm thơ, văn xuôi mà còn trong tác phẩm kí. Đó vẫn là hình ảnh của những con người tài hoa bạc mệnh. Mối tình với các quan viên qua ả đào phải chấp nhận cuộc sống cô đơn, bất hạnh đến cuối đời. Đặc biệt trong mối quan hệ với các văn nhân, cái nhìn kép từ các thế kỉ trước vẫn song song tồn tại. Một mặt các quan viên đến nghe hát để thưởng thức âm nhạc, để thoả mãn nhu cầu giải trí và lấy nguồn cảm hứng cho tác phẩm văn học nghệ thuật. Mặt khác họ vẫn xếp ả đào vào loại xướng ca vô loài và có cái nhìn miệt thị với họ. Việc tìm thấy bài thơ “Hát ả đầu” trên một tờ báo được coi là chính thống vào năm 1957 cho thấy thái độ có phần thành kiến, khắt khe không tôn vinh ả đào từ những thế kỉ trước vẫn có ảnh hưởng sâu sắc đến tận những năm giữa thế kỉ XX. Phần kết luận Khẳng định vị trí của ca trù và vai trò của người ả đào trong việc làm dân chủ hoá đời sống văn nghệ dân tộc. Từ phía những người thưởng thức cùng song song tồn tại cả hai cách nhìn về người ả đào, tuy khác nhau nhưng đều thông báo về thân phận nhiều bi kịch của người phụ nữ làm nghề cầm ca trong xã hội cũ. Tuy họ làm nên một bộ môn nghệ thuật đáng được tôn vinh nhưng bản thân thân phận của họ rất cay đắng. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Không 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Hoang Thi Ngoc Thanh 2. Sex: Female 3. Date of birth:October 9th 1985 4. Place of birth:Trang An–Chuc Son–Chuong Mi–Ha Noi 5. Admission decision number: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH Dated 24/10/2008 of the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University in October 24, 2008. 6. Changes in academic process: None 7. Official thesis title: Appreciating the role of A Dao from audiences’ attitude from 18th century to mid - 20th century 8. Major: Medieval literature 9. Code: 60. 22. 34. 10. Supervisors: Associate Professor, Doctor Tran Nho Thin, Teacher of Literature Department, University of Social Sciences and Humanities, Ha Noi National University 11. Summary of the findings of the thesis: This thesis consits of three main parts: introduction, content and conclusion. The introduction emphasizes the reason for choosing topic. Since UNESCO recognized Ca Tru as an intangilbe cutural heritage on 01/10/2009, Vietnamese has also respected for this art. But, this doesn’t mean that Ca tru was honoured in the last centuries. In 18th century, fewer audiences sympathized with A Dao’s unfortunate fate, most of confucians expressed the disrespect with them. Both these attitudes existed in paralled and formed a long trail affect in appreciating A Dao to writers in mid - 20th century. This is the most important reason for me to write this easy. The content consits of three chapters. Chapter 1: The role of A Dao – singer in Ca tru art. + Defination some concepts in Ca tru such as: Ca tru, A Dao, Instrumentalist (Kep), Audience (Quan vien), ward teaching. +The role of A Dao in different periods. +The role of Ca tru in national art (compare with Tuong – an traditional art) Chapter 2: Image of A Dao in documentation research from 18th century to late 19th century and appreciating from Confucians. A Dao appeared in documentation research suffering an extremly unfortunate fate. In orient traditional society, most of beautiful girls suffered from unlucky life. The courtesan had to serve power men with her singing and her body. But her life was unhappy when she was old. This is truth for the courtersan both in Viet Nam and China. A Dao and appreciating from confucians: The relationship between A Dao and audiences: Due to particular nature of the occupation, A Dao had the opportunity to meet and contact with many people of all classes, all ages so their relationship became more and more complex and sensitive. In the especial relationship, the confucians revealed the different attitudes with A Dao. Attitude of lacking respect and contempt from Confucians: Most the audiences of Ca Tru are men. They presented a view of nature of man to enjoy Ca Tru. Attitude of contempt was expressed from calling the name of A Dao such as “con hat”. Even both writers Nguyen Cong Tru and Cao Ba Quat who like singing Ca tru, only appreciate it for entertainment and fun. Moreover, they didn’t recognized the role of A Dao in society. In contrary to, some Confucians expressed their sincere sympathy with A Dao’s fate. Attitude of sincere sympathy from confucians: The audiences not only liked listening of singing Ca tru, many of them also put themselves in the position of A Dao to share, respect and show deeply humanity. One of them was Nguyen Du who wrote many poetries about A Dao in his writing carrer. It means that Nguyen Du has humanity atitude more than other audiences. Comparing A Dao with the courtesan in China and Geysha in Janpan. A Dao has many similar characters with the courtesans in other countries ( fate and their life) Charter 3: Image of A Dao in documentation research from late 19th century to mid 20th century and appreciating from writers. Studye image of A Dao in poem, prose and travel story in early 20th century. They suffered from living alone and unfortunate. When broken relationship with the audiences, A Dao had to accept living miserable all of their life. Two different attitudes from the last centuries still effected on writers when they wrote about A Dao in mid – 20th century. Especially, appearing poem “Hat a dau” on Nhan Dan Sunday Newspaper in 1957 showed that attitude of contempt, not honor remaining from the last centuries still have a profound effect until this time. The conclusion consists of 2 main contents: Confirming the role of Ca Tru and A Dao in making of democratic folklore life. From audiences, despite existencing two different ways about A Dao, both of them informed of the tragic fate of many women who earned living by singing in the old society. They contributed to make an art worthy of honor but the destiny of their own very bitter. 12. Practical applicability, if any: None 13. Further research directions, if any: None 14. Thesis-related publications: None

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây