TTLV: Văn hoá làng quê trong thơ lục bát đương đại

Thứ tư - 11/05/2011 09:57
Thông tin luận văn "Văn hoá làng quê trong thơ lục bát đương đại (qua thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Phạm Công Trứ)" của HVCH Nguyễn Văn Đồng, chuyên ngành Lí luận văn học.
Thông tin luận văn "Văn hoá làng quê trong thơ lục bát đương đại (qua thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Phạm Công Trứ)" của HVCH Nguyễn Văn Đồng, chuyên ngành Lí luận văn học. 1. Họ và tên học viên: Nguyễn Văn Đồng 2. Giới tính: Nam 3. Ngày sinh: 01/10/1980 4. Nơi sinh: Đông Xuân- Sóc Sơn- Hà Nội 5. Quyết định công nhận học viên số 1355/QĐ-XHNV-KH&SĐH, ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Văn hoá làng quê trong thơ lục bát đương đại (qua thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Phạm Công Trứ). 8. Chuyên ngành: Lí luận văn học; Mã số: 60.22.32 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS- TS: Đoàn Đức Phương- Chủ nhiệm Khoa Văn học – Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Luận văn là công trình khảo sát văn hoá làng quê trong thơ lục bát Việt Nam đương đại(qua thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Phạm Công Trứ) dưới góc nhìn văn hoá. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi không có tham vọng đưa ra những kiến giải mới khác với những nhận định của các nhà nghiên cứu, phê bình trước đó mà chỉ vận dụng những thành tựu đã có để đánh giá đối tượng một cách cụ thể theo hướng nghiên cứu có nhiều triển vọng hiện nay- Nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hoá. Để từ đó thấy được một cái nhìn khái quát, đầy đủ hơn về thơ lục bát của Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Phạm Công Trứ và thơ lục bát đương đại; giúp ta hiểu: Văn hoá làng quê là cội nguồn, là một nét chính trong bản sắc văn hoá Việt Nam, bảo vệ văn hoá làng quê cũng chính là bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc trong thời đai toàn cầu hoá hiện nay. Tiếng thơ của Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Phạm Công Trứ đã đưa tâm hồn ta trở về với những giá trị văn hoá đã toả bóng hàng ngàn năm trong tâm hồn dân tộc. Cảm xúc thơ được bắt nguồn từ những điều bình dị nhất trong cuộc sống hàng ngày và được thể hiện bằng một tư duy, cảm xúc cùng lớp ngôn từ, hình ảnh, kết cấu riêng, độc đáo. Thơ của các anh, đã dựng nên bức tranh quê Việt Nam với những nét đặc trưng tiêu biểu nhất của một làng Việt cổ truyền. Đó là làng quê với những gốc đa, mái đình, bến nước, giàn trầu, hàng cau, cánh diều, dòng sông, là cánh đồng thơm hương lúa mới, là tiếng chuông chùa khắc khoải màu thời gian….Đồng thời cũng phác thảo chân dung làng quê đang bị quăng quật tả tơi trong thời đại mới. Cùng với cảnh sắc thiên nhiên, qua sáng tác của những thi sĩ đồng quê thời hiện đại này, ta còn bắt gặp những vẻ đẹp tâm hồn sâu kín của con người Việt Nam qua hình ảnh của những người bà, người mẹ, người chị, người em, người ông, người cha…họ là hiện thân cho những gì tinh tuý nhất của làng quê Việt. Với tâm hồn ngát hương, họ chính là nơi lưu giữ và thắp sáng vẻ đẹp, hồn cốt văn hoá Việt Nam. Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Phạm Công Trứ là những nhà thơ có những khám phá độc đáo về nghệ thuật thể hiện. Đến với thế giới thơ của các anh, chúng ta nhận thấy cả ba nhà thơ vừa tuân theo những quy định “bất di bất dịch” của thơ lục bát truyền thống nhưng cũng có nhiều cách tân, đổi mới sáng tạo để bắt kịp sự đổi thay của thơ ca đương đại. Đồng thời việc xây dựng hệ thống những biểu tượng, hình ảnh có tính đặc trưng cho làng quê Việt Nam, và đặc biệt là lối thể hiện một giọng điệu riêng, một giai tấu ngôn ngữ riêng – vừa dân gian vừa hiện đại đã cho chúng ta thấy những tài năng bẩm sinh, được sinh ra, được nuôi dưỡng bằng những giá trị cội nguồn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc- văn hoá làng quê. Trở về với ngọn nguồn văn hoá làng quê với thái độ trân trọng, ngợi ca cũng chính là cách các anh muốn bảo tồn, nuôi dưỡng những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc trước những nguy cơ mới. Một hướng đi thật đáng trân trọng! 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ việc học tập và nghiên cứu các vấn đề có cùng đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Van Dong 2. Sex: Male 3. Date of birth: 01/10/1980 4. Place of birth: Dong Xuan- Soc Son- Ha Noi 5. Admission decision number: 1355/QĐ-XHNV-KH&SĐH dated October 24th 2008 by Rector of Hanoi University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi. 6. Changes in academic process: None 7. Official thesis title: : Rural culture in contemporary poetries written in the sin-eight-word distich metre (via poetries of Nguyen Duy, Dong Duc Bon, Pham Cong Tru) 8. Major: Literary theory 9. Code: 60.22.32 10. Supervisors: Assoc. Prof., PhD. Doan Duc Phuong – Dean of the Faculty of Literature- Hanoi University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi. 11. Summary of the findings of the thesis: The thesis is a work studying rural culture in Vietnam’s contemporary poetries written in the sin-eight-word distich metre (via poetries of Nguyen Duy, Dong Duc Bon and Pham Cong Tru) under cultural point of view. Studying this topic, we are not ambitious to give new interpretations differing from former assessments of researchers, critics but applying current achievements to evaluate the object particularly in direction of studying with many prospects at present – Studying literature under cultural point of view. From that to find a more general and comprehensive view on poetries written in the sin-eight-word distich metre of Nguyen Duy, Dong Duc Bon and Pham Cong Tru and contemporary poetries written in the sin-eight-word distich metre; helping us to understand: rural culture is the origin, is a major feature in Vietnamese cultural characters, protecting rural culture is also to protect national characters in the current globalization. Poetic language of Nguyen Duy, Dong Duc Bon and Pham Cong Tru has brought our soul back to cultural values existing thousands of years in the national soul. Poetic emotion was originated from the most ordinary and simplest things in daily life and was represented with a thought, an emotion together with particular, original words, images and structures. Their poetries have built up a Vietnamese rural picture with the most typical features of a traditional Vietnamese village. This is the village with banyan-trees, communal house’s roofs, river wharfs, betel frames, areca-nut lines, kite’s wrings, rivers, with fields fragrant of new rice’s perfume, with sound of church’s bell worried of time color….and at the same time drawn up a portrait of villages raggedly thrown in new epoch. Together with natural color, via works of modern rural poets, we also encounter deep soul beauty of Vietnamese people via images of grandmothers, mothers, elder sisters, sisters, grandfathers, fathers…they are an embodiment for the most quintessence of Vietnam rural villages. With sweet soul, they are people who store and light beauty, spirit of Vietnamese culture. Nguyen Duy, Dong Duc Bon and Pham Cong Chu are poets with original discoveries in the art of expression. In their poetry world, we find that all of the three poets comply with “immutable” regulations of traditional poetries written in the sin-eight-word distich metre but also contain much innovation, creation to catch up with changes of contemporary poetries. And at the same time, the building of systems of symbols, images characteristic for Vietnamese villages and especially the expression of a personal tone, a personal language melody – both folk and modern has shown us innate talents born and brought up with original values with profound humanism – rural culture Coming back to rurally cultural origin with respectable, praised attitude is the way by which they want to preserve, bring up traditionally cultural values of our nation before new risks. What a respectable direction! 12. Practical applicability, if any: The thesis can serve as an academic reference for studies of similar subjects and issues. 13. Further research directions, if any: None 14. Thesis-related publications: None

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây