1. Họ và tên học viên: Wu Yu 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 18/11/1987
4. Nơi sinh: Trung Quốc
5. Quyết định công nhận học viên số: 886/QĐ-XHNV-ĐT ngày 28 tháng 4 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Kéo dài thời gian học tập theo Quyết định số 1367/QĐ-XHNV ngày 26 tháng 4 năm 2023 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
7. Tên đề tài luận văn: Nguyên tác và bản dịch Việt ngữ tác phẩm “Tuỳ tưởng lục” của Ba Kim dưới góc nhìn so sánh.
8. Chuyên ngành: Văn học nước ngoài ; Mã số: 8229030.03.
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thu Hiền
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Ba Kim là cây đại thụ trên văn đàn Trung Quốc, ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị, có sức ảnh hưởng to lớn ở đất nước mình và trên thế giới. Tùy tưởng lục là một tác phẩm có giá trị tư tưởng quan trọng trong lịch sử văn học Trung Quốc thế kỷ XX, tạo ra kỳ tích về số lượng xuất bản dưới nhiều hình thức văn bản ở Trung Quốc và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Nhờ vậy, Tùy tưởng lục sở hữu nhiều bản dịch tác phẩm bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau và được xuất bản ở nhiều quốc gia. Luận văn lựa chọn bản dịch Việt ngữ của tác phẩm Tùy tưởng lục và đặt trong so sánh với nguyên tác, qua quá trình nghiên cứu, luận văn thu được một số kết quả như sau:
Khi vào Việt Nam thông qua con đường dịch thuật, bản dịch Tùy tưởng lục đã có những khác biệt so với nguyên tác không chỉ ở cơ tầng ngôn ngữ mà còn ở cả cơ tầng kết cấu của tác phẩm.
Về mặt kết cấu, nhìn từ phương diện thời gian sáng tác, Tùy tưởng lục được sáng tác trong thời gian từ năm 1978 cho đến 1986 sau khi kết thúc Cách mạng Văn hóa. Trong bản dịch Việt ngữ, các dịch giả lại tập trung chọn dịch các bài tùy tưởng sáng tác vào khoảng 5 năm từ năm 1979-1984 và gần như bỏ qua tác phẩm sáng tác vào năm 1978 là thời điểm quan trọng khi Cách mạng Văn hóa mới kết thúc và năm 1985-1986 là đỉnh điểm của Phong trào giải phóng tư tưởng ở Trung Quốc.
Ở phương diện chủ đề, nguyên tác Tùy tưởng lục tập trung vào 5 chủ đề lớn gồm phản tư về Cách mạng Văn hóa, bàn luận về các vấn đề của hiện thực xã hội đương thời, hồi ức về bạn bè và người thân, bàn luận về văn học nghệ thuật, giao lưu văn hóa quốc tế, trong đó các chủ đề về hiện thực xã hội đương thời và các vấn đề về văn học được Ba Kim quan tâm nhiều hơn cả. Trong khi đó, bản dịch Việt ngữ của Tùy tưởng lục một mặt không dịch thuật toàn bộ nội dung của nguyên tác, mặt khác dịch giả lại đặc biệt dành sự quan tâm nhiều hơn cho chủ đề về phản tư Cách mạng Văn hóa và chủ đề hồi ức về bạn bè, người thân. Đặc biệt hơn, vì hồi ức về bạn bè, người thân đều gắn với những câu chuyện xảy ra trong Cách mạng Văn hóa nên đã khiến cho bản dịch Việt ngữ của Tùy tưởng lục thể hiện xu hướng tập trung vào chủ đề Cách mạng Văn hóa hơn là mối quan tâm về hiện thực xã hội đương thời như trong nguyên tác.
Nhìn từ phương diện quan niệm tiếp nhận, nếu như nguyên tác Tùy tưởng lục tại Trung Quốc được nhìn nhận như là một văn bản quan trọng phản ánh những biến đổi trong lịch sử tư tưởng hiện đại hơn là một hồi ức văn học, một ghi chép văn học thuần túy thì bản dịch Việt ngữ lại hiện diện như một văn bản tư liệu về văn học, ở đó dịch giả hướng tới mục đích muốn “nhìn nhận lại” và giúp người đọc có thêm thông tin về đời sống văn hóa, văn học Trung Quốc đương thời sau một thời gian dài Việt Nam và Trung Quốc xảy ra rạn nứt trong quan hệ ngoại giao.
Kết quả nghiên cứu của luận văn cho thấy, phương thức dịch thuật và môi trường tiếp nhận đã tác động trực tiếp đến đời sống của một văn bản văn học, tạo ra những hoạt động tái cấu trúc khác nhau đối với văn bản đó. Chính bởi vậy, việc tái cấu trúc hình thức và nội dung dịch thuật đã tạo nên một tác phẩm Tùy tưởng lục “biến thể” ở Việt Nam, nội dung tư tưởng của tác phẩm cũng được giải mã theo một cách riêng.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích trong nghiên cứu văn học đương đại Trung Quốc ở Việt Nam nói chung, nghiên cứu về nhà văn Ba Kim và tác phẩm Tùy tưởng lục ở Việt Nam nói riêng.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không có
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Yu WU
2. Sex: Female
3. Date of birth: November 18, 1987
4. Place of birth: China
5. Admission decision number: 886/QD-XHNV-DT, Dated 28th April, 2021
6. Changes in academic process: Extend the study time under Decision No. 1367/ QD-XHNV dated April 26, 2023.
(List the forms of change and corresponding times)
7. Official thesis title:
A comparative Study of the Original Version of Ba Jin’s Random Thoughts and its Vietnamese Translation
8. Major: Foreign Literature; Code: 8229030.03.
9. Supervisors: Dr. Nguyen Thu Hien, Associate Professor and Dean of Faculty of Literature
(Full name, academic title and degree)
10. Summary of the findings of the thesis:
Ba Jin is a major pillar in the Chinese literature scene, who has accomplished many valuable works and exerted great influences on both China and countries all over the world. Random Thoughts is one of his masterpieces with profound ideological value in the 20th Century. It is then considered a literary miracle that a book written by a Chinese writer would be translated into different languages and published in various forms throughout the world. As a result, different versions of Random Thoughts have been created. This thesis focuses on the comparison between two versions of Ba’s Random Thoughts, namely, the Vietnamese translation and the Chinese original. Through an in-depth analysis, the following conclusions can be drawn:
Since its translation and introduction into Vietnam, Random Thoughts has gone through a series of changes not only at linguistic level but also in its structure. In terms of structure, Random Thoughts was written between 1978 and 1986 after the Chinese culture revolution. The Vietnamese translation only selects articles that have been written during 1979 and 1984; those that have been written during 1985 and 1986, during which time China has reached the height of its enlightenment wave, have not been selected.
In terms of theme, Random Thoughts puts emphasis on the following five: reflection on the Chinese culture revolution, thoughts on social issues, reminiscence of family members and friends, sentiment on literature and culture exchanges with the outside world. Ba pays, among the five, special attention to social issues and issues related to the Chinese literary circle. Different from the Chinese original, the Vietnamese version focuses mainly on two themes: reflection on the Chinese culture revolution and reminiscence of family members and friends; and the articles it has selected are related to events that haven happened during the Chinese culture revolution. It is rather clear that, unlike the Chinese original focusing more on current social issues, the Vietnamese version favors culture-revolution-related topics.
From a reception aesthetics angle, Random Thoughts has been regarded as a work of intellectual history rather than a mere literary text nor memoirs. In comparison, the Vietnamese version has been perceived as a work that “re-understand” the cultural and literary aspects of China during the long period in which diplomatic ties are broken off between China and Vietnam.
This thesis has drawn to the conclusion that the presentation of literary work is directly affected by its means of translation and recipient environment. Through reconstructing structure and contents, a new variant of Random Thoughts has been created in Vietnam bringing forward a unique perspective of interpreting its ideological contents.
11. Applicability in practice:
This thesis provides a valid reference for those who wish to conduct in-depth studies on Chinese writer Ba Jin and his work Random Thoughts; it also provides insights on how contemporary Chinese literature has been received by Vietnamese readers from a reception aesthetics angle.
12. Next research direction: None
13. Published works related to the paper: None