TTLV: Tổ chức quản lý công tác lưu trữ của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương

Thứ ba - 05/09/2023 23:55

1. Họ và tên học viên: NGUYỄN NGỌC HUYỀN             2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh:  27/11/1996
4. Nơi sinh: Tuyên Quang
5. Quyết định công nhận học viên số: 1811/2021/QĐ-XHNV ngày 08 tháng 9 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Thay đổi tên đề tài tại Quyết định số 3055/QĐ-XHNV về “Tổ chức quản lý tài liệu khoa học - công nghệ của Đại học Quốc gia Hà Nội” và giao đề tài mới tại Quyết định số 546/QĐ-XHNV về việc thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ: “Tổ chức quản lý công tác lưu trữ của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương”
7. Tên đề tài của Luận văn: “Tổ chức quản lý công tác lưu trữ của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương”
8. Chuyên ngành: Lưu trữ học                        Mã số đề tài: 8320303.01
9. Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Đào Đức Thuận
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn
Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp lý về tổ chức quản lý công tác lưu trữ
Trong chương 1, tác giả nghiên cứu những vấn đề lý luận như các khái niệm thuật ngữ có liên quan, ý nghĩa, các biện pháp, nguyên tắc của tổ chức quản lý công tác lưu trữ, hệ thống lại cơ sở pháp lý về tổ chức quản lý công tác lưu trữ.
Chương 2. Thực trạng tổ chức quản lý công tác lưu trữ của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
Ở chương này tác giả sẽ khái quát và giới thiệu những thông tin cơ bản về Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương và khối tài liệu hình thành tại đây. Căn cứ vào các cơ sở khoa học đã trình bày tại chương 1, tác giả thực hiện khảo sát, đánh giá thực trạng và kết quả tổ chức quản lý công tác lưu trữ của Viện. Qua đó, tác giả nhận xét, đánh giá ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế của công tác tổ chức quản lý công tác lưu trữ làm cơ sở và căn cứ đề đề xuất giải pháp phù hợp tại chương 3.
Chương 3. Giải pháp tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
Căn cứ và vận dụng cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng đã nghiên cứu được ở chương 1 và chương 2 tác giả đề xuất 02 nhóm giải pháp nhằm tổ chức quản lý công tác lưu trữ hiệu quả và ngày càng hiện đại hóa bao gồm: Nhóm giải pháp tổng thể đưa ra các giải pháp liên quan đến nâng cao nhận thức, hiểu biết về công tác lưu trữ, ban hành các văn bản quy định của cơ quan, ứng dụng công nghệ thông tin...; Nhóm giải pháp nghiệp vụ đưa ra các giải pháp về xây dựng đề án chỉnh lý tài liệu, số hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu, ban hành Danh mục hồ sơ và bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
Thứ nhất: Luận văn là công trình nghiên cứu dựa trên hệ thống cơ sở lý luận khoa học được vận dụng nhằm khảo sát, đánh giá thực tiễn tại đơn vị cụ thể nên có giá trị tham khảo trong quá trình nghiên cứu khoa học, nghiên cứu về tổ chức quản lý công tác lưu trữ tại các Viện, bệnh viện.
Thứ hai: Là căn cứ để tham mưu, đề xuất cho ban lãnh đạo Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương xem xét áp dụng các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý công tác lưu trữ.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo
Dựa trên kết quả nghiên cứu tại luận văn này, trong thời gian tới tác giả tiếp tục nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tổ chức quản lý công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ tại Viện.

MASTER THESIS DETAIL
1. Student's full name: NGUYEN NGOC HUYEN
2. Gender: Female
3. Date of birth: 27/11/1996
4. Birthplace: Tuyen Quang
5. Student recognition decision number: 1811/2021/QD-XHNV dated September 8, 2021 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in the training process: Change the topic name in Decision No. 3055/QD-XHNV on "Management of scientific and technological documents of Vietnam National University, Hanoi" and assign the topic 546/QD-XHNV on the implementation of the master's thesis topic: "Organization and management of archiving activities of the National Institute of Hematology and Blood Transfusion"
7. Thesis title: " Organization and management of archiving activities of the National Institute of Hematology and Blood Transfusion"
8. Major: Archiving Study                    Subject code: 8320303.01
9. Instructor: Associate Professor, PhD. Dao Duc Thuan
10. Summary of the results of the thesis

Chapter 1. Theoretical and Legal Foundations for Archive Organization and Management 

In this chapter, the author delves into theoretical concepts, including related terminology, meanings, measures, and principles of archival management organization. Furthermore, they reevaluate the legal basis for the organization and management of archives.

Chapter 2. The Current State of Archiving Management at the National institute of Hematology and Blood Transfusion

 

In this chapter, the author will provide an overview and introduce basic information about the National Institute of Hematology and Blood Transfusion and the body of documents generated within its premises. Building upon the scientific foundations presented in Chapter 1, the author will conduct a survey, assess the current state, and present the results of the institute's archiving management. Through this process, the author will analyze and evaluate the strengths and limitations, as well as the reasons behind these limitations in the organization of archiving management. This analysis will serve as the basis and foundation for proposing suitable solutions in Chapter 3.

Chapter 3. Solutions for Organizing the Document Archiving Management at the National Institute of Hematology and Blood Transfusion

Drawing upon the theoretical framework and the evaluation of the current situation explored in Chapter 1 and Chapter 2, the author proposes two groups of solutions aimed at effectively organizing and modernizing archival management, which include:

1. Comprehensive Solutions Group: This group encompasses solutions related to enhancing awareness and understanding of archiving, issuing regulatory documents for the organization, and implementing information technology.

2. Operational Solutions Group: This group presents solutions regarding the development of a document restructuring plan, digitization, database establishment, and the issuance of a record and document retention schedule.

11. Applicability in practice
Firstly: This thesis represents a research work based on a systematic scientific theoretical framework, which is applied to investigate and evaluate the practical situation within a specific unit. Therefore, it holds reference value during the process of scientific research, particularly in the context of studying organizational management of archival work within various institutes and hospitals.

Secondly: It serves as a foundation for providing recommendations and proposals to the leadership of the National Institute of Hematology and Blood Transfusion. These recommendations can be considered for the implementation of suitable solutions to enhance the efficiency of archival management.
12. Further research directions
Based on the research findings in this thesis, in the near future, the author will continue to explore issues related to the organization and management of archiving activities and document storage at the Institute.

 

 



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây