TTLV: Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội

Thứ ba - 27/09/2016 22:09

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Vũ Trọng Hòa           

2. Giới tính: Nam.

3. Ngày sinh: 07/10/1990.

4. Nơi sinh: Hà Nội.

5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH Ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận văn: Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội.

8. Chuyên ngành: Du lịch                            Mã số:

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  Phó Giáo sư - Tiến sĩ Triệu Thế Việt.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Bằng những nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tài liệu cũng như quá trình điền dã khảo sát thực tế, luận văn “Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội” đã đưa ra được một số vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, luận văn đã khái quát hóa được hệ thống những lý luận cơ bản về du lịch, tâm linh và hoạt động du lịch tâm linh và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của người dân đất Việt.

Tiếp đó, luận văn đã cơ bản khái quát được một số các tài nguyên du lịch tâm linh tiêu biểu của khu vực phía Tây Hà Nội đang khai thác hoặc có giá trị phục vụ du lịch và làm rõ thực trạng của việc khai thác và bảo tồn loại hình du lịch này của vùng trong một số năm gần đây.

Đặc biệt khác với các tài liệu và những công trình nghiên cứu về du lịch tâm linh làm về Hà Nội thì mới chỉ đề cập đến 1 khu vực địa bàn nhỏ trong nội thành Hà Nội hoặc mới chỉ đề cập đến 1 mảng của hoạt động du lịch tâm linh đó là hoạt động du lịch văn hóa tín ngưỡng của các huyện phía Tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ) trong khi đó du lịch tâm linh còn bao gồm cả du lịch văn hóa tôn giáo thì luận văn đã đưa ra và nghiên cứu một cách tổng quát về du lịch tâm linh của cả khu vực phía Tây Hà Nội ngày nay (xưa là Hà Tây cũ) về cả khía cạnh tôn giáo và tín ngưỡng.

Cuối cùng, luận văn góp phần định hướng khai thác nguồn tài nguyên du lịch tâm linh theo hướng tạo dựng những sản phẩm “riêng biệt” của vùng để tạo ra sức hút riêng đối với du khách trong và ngoài nước giúp truyền bá và bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống của một trong những vùng đất cổ của nước ta.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Luận văn đưa ra những giải pháp có khả năng cao ứng dụng trong thực tiễn. Đặc biệt là gói giải pháp xây dựng các chương trình du lịch tâm linh hoàn toàn có thể thực hiện được như:

- Chương trình du lịch nghiên cứu công trình kiến trúc cổ của Đình –Đền - Chùa ở khu vực xứ Đoài (Chùa Hương -Chùa Tây Phương - Chùa Thầy - Chùa Mía – Đền Và – Chùa Trăm Gian)….Chương trình này có thể kéo dài 2 ngày 1 đêm và thời gian tổ chức vào mùa thu để tránh sự ồn ào, đông đúc của các du khách khác.

-  Chương trình du lịch nghiên cứu lịch sử kiến trúc Phật giáo thời Tây Sơn. Triều đại này tuy chỉ kéo dài trong thời gian 15 năm nhưng các kiến trúc Phật giáo thời này có xu hướng "Phật pháp bất ly thế gian pháp". Phật điện thời này mang yếu tố kết hợp với thế gian nên đã tạo ra những tác phẩm có giá trị độc đáo mà hiện nay những kiến trúc đó không còn lưu lại nhiều. ( Chùa Kim Liên - Chùa Tây Phương - Chùa Mía...)

- Tổ chức các khóa học thiền, tìm hiểu về Phật giáo tại các chùa lớn như chùa Hương, chùa Trăm Gian…để người tham gia sẽ có đủ thời gian và không gian để đắm mình trong thiên nhiên, trong thế giới tâm linh tĩnh lặng với những giây phút bình an của đất Phật.

- Xây dựng 2 loại hình sản phẩm du lịch tâm linh, là du lịch tâm linh thuần túy và tâm linh chuyên đề. Du lịch tâm linh thuần túy là những tour đi tham quan chùa chiền các di tích để hành hương và nghỉ dưỡng. Còn du lịch tâm linh chuyên đề thì sẽ đi tham gia những khóa tu, cộng tu, niệm Phật.

- Đặc biệt trong vùng có hệ thống các quán đạo Lão phát triển theo triền sông Đáy. Là một trong ba “Tam giáo” du nhập vào Việt Nam nhưng những nghiên cứu về đạo Lão chưa phát triển nhiều. Tác giả đề xuất xây dựng chương trình du lịch nghiên cứu đạo Lão dựa theo hệ thống các quán đạo Lão ở dọc triền sông Đáy: Lão Quân quán (Hoài Đức) – Viên Dương quán (Hoài Đức) – Hội Linh quán (Thanh Oai) – Lâm Dương quán (Hà Đông).

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

13. Các công trình đó công bố có liên quan đến luận văn:

 

INFORMATION OF MASTER THESIS

1. Full name: Vu Trong Hoa                 2. Gender: Male

3. Born on: 7th Oct 1990                      4. Born at: Hanoi

5. Student authentication decision No.: 2998/2013/QD-XHNV-SDH on 30 Dec 2013 of the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.

6. The changes during the education:

7. Name of master thesis: Development of the spiritual tourism in the Western area of Hanoi.

8. Speciality: Tourism                          Code:

9. Scientific guidance teacher: Associate Professor – Doctor Trieu The Viet.

10. Master thesis’s result summary: 

By document researching, analyzing and synthesizing as well as actual field survey, the thesis “Development of the spiritual tourism in the Western area of Hanoi” achieves the following basic issues:

First, the thesis has generalized the system of basic theory about the tourism, spirit and spiritual tourism activities and its role for the social - economic development of Vietnamese.

Next, the thesis has generalized the typical spiritual tourism resources in the Western area of Hanoi which are exploiting or have the value for tourism development and clarified the reality of the exploitation and preservation of this tourism type in the area in the recent years.

The documents and research works about Hanoi spiritual tourism mention one small area in Hanoi city or only one part of spiritual tourism which is belief cultural tourism activities of the provinces in the Western of Hanoi (former Ha Tay province), while the spiritual tourism includes religious cultural tourism. The difference of this thesis is that it outlines and generally researches the spiritual tourism of the whole area of Western Hanoi nowadays (former Ha Tay) including both religious and belief circumstances.

Finally, the thesis partly orients the spiritual tourism resource exploitation towards building the “different” products of the area in order to attract domestic and international tourists in a different way to help disseminate and preserve traditional cultural value of one of the ancient areas in our country.

11. The possibility of practical applications:

The thesis gives the solutions which are greatly possible for practical applications. Especially, the solution package to build the spiritual tourism program which is completely carried on as following:

- The tour program to research the ancient architectural works of Communal houses – Temples – Pagodas in Doai area (Huong Pagoda – Tay Phuong Pagoda – Thay Pagoda – Mia Pagoda – Va Temple – Tram Gian Pagoda…). This program can last 2 days 1 night and the time to organize is in the autumn to avoid the crowded and noisy situation caused by tourists.

- The tour program to research the Buddhism architecture history in Tay Son period. This dynasty lasted only 15 years but the Buddhist architecture in this period trended “The Buddhism does not separate the world”. In this period, Buddhist shrine had the factor to combine with the world so it created the works with unique value which does not remain many (Kim Lien Pagoda – Tay Phuong Pagoda – Mia Pagoda…)

- Organizing the courses of dhyana, research of Buddhism at the big pagodas such as Huong pagoda, Tram Gian pagoda, etc… so participants can have enough time and space to wallow in the nature and the quite spiritual world with the peaceful moment of Buddhism. 

- Building the two spiritual tourism products: pure spiritual and thematic spiritual tourism. Pure spiritual tourism is the tour to visit pagodas and relics to pilgrimage and relax. Thematic spiritual tourism is the tour to join the courses of dhyana, taking holy orders and praying to Buddha.

- Especially, there is a system of Taoism temples developing along Day river basin. Being one of the three traditional religions in Vietnam, the researches of Taoism have not yet developed. The author proposed to build the tourism program to research the Taoism based on the system of Taoism temples along Day river basin: Lao Quan temple (Hoai Duc) – Vien Duong temple (Hoai Duc) – Hoi Linh temple (Thanh Oai) – Lam Duong temple (Ha Dong).

12. The next research directions:

13. The published works related to the thesis: 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây