TTLV: Dấu tích kiến trúc thời Lê (thế kỷ 15 - 18) tại khu vực chính điện Kính Thiên (phát hiện năm 2011 - 2013)

Thứ ba - 27/09/2016 22:49

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Đỗ Đức Tuệ                                                                                                         

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 05/09/1980

4. Nơi sinh: Quốc Oai – Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Dấu tích kiến trúc thời Lê (thế kỷ 15 - 18) tại khu vực chính điện Kính Thiên (phát hiện  năm 2011 - 2013)

8. Chuyên ngành: Khảo cổ học                Mã số: 60.22.03.17

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Tống Trung Tín, Viện Khảo cổ học

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

- Luận văn là chuyên khảo đầu tiên về hệ thống các dấu tích kiến trúc thời Lê (thế kỷ 15 – 18) qua các đợt khai quật khu vực điện Kính Thiên từ năm 2011 đến năm 2013.

Trình bày hệ thống các dấu tích kiến trúc của hai thời kỳ Lê sơ và Lê Trung hưng qua các đợt khai quật ở khu vực điện Kính Thiên năm 2011, 2012, 2013. Tìm hiểu cấu trúc mặt bằng, tính chất di tích, đặc trưng về kỹ thuật xây dựng của từng dấu tích kiến trúc thời Lê ở khu vực điện Kính Thiên.

So sánh tổng hợp và tiến hành phân tích, đánh giá về khu vực điện Kính Thiên nhằm xác định những giá trị của hệ thống di tích này trong tổng thể khu vực chính điện Kính Thiên và trong mối tương quan với các di tích đồng đại trong nước.

Thông qua việc nghiên cứu này sẽ góp phần tìm hiểu thêm về bố cục không gian của khu vực chính điện Kính Thiên thời Lê.

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp và góp thêm tư liệu cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về kiến trúc trên các phương diện mặt bằng, loại hình kiến trúc, kỹ thuật xây dựng.... Bên cạnh đó, kết quả luận văn cũng là tư liệu hóa cho việc tìm hiểu một số vấn đề về khu vực điện Kính Thiên nói riêng và Thăng Long nói chung cũng như một vài khía cạnh về bố cục không gian khu vực nơi tổ chức các nghi lễ quan trọng nhất của quốc gia dười triều Lê, thế kỷ 15 - 18.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Có thể sử dụng luận văn làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, học tập, tìm hiểu về di tích và các di vật liên quan

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

 - Triển vọng nghiên cứu về di tích thời Lê ở khu vực chính điện Kính Thiên và khu vực Thăng Long.

 - Nghiên cứu về tổng thể quy mô mặt bằng, tổ chức không gian khu vực chính điện Kính Thiên và các khu vực xung quanh.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Do Duc Tue                            2. Sex: Male.

3. Date of birth:  5/09/1980                          4. Place of birth: Ha Noi.

5.Admission decision number: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH Dated 31/12/2014 from Headmaster of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.

6. Changes in academic process: No change

7. Official thesis title: Remain of Architecture in Le dynasty (15 – 18 century) at Kinh Thien main Palace area through excavations from 2011 to 2013

8. Major: Archaeology                                 Code: 60.22.03.17

9. Supervisors: Dr.A/Prof Tong Trung Tin, Institute of Archaeology

10. Summary of the relevance of this thesis:

This thesis is the first full systematic resources on remains of architecture Le dynasty (15 – 18 century) through excavations area Kinh Thien Palace from 2011 to 2013.

The classification system of remains of Le dynasty, consist of  two period  Le So and Le Trung hung through excavations in areas Kinh Thien Palace in 2011, 2012, 2013. Research to plan of relics, the characteristics of technological contruction in Kinh Thien main Palace area.

Compare aggregated and analyzed, evaluated characteristic remains Le Kinh Thien Palace area in order to determine the value of relics system in the general region and in correlation relics related to other kinds of monuments.

Through the study of remains of architecture Le dynasty in Kinh Thien Palace area contributed more evidence for efforts to restore the space of Kính Thiên Palace

The research results of the thesis will provide and contribute material for research and learn about remains of architecture Le So, Le Trung hung  on the various aspects, plan of architecture, contruction techniques, patterns on material. Besides, the results of the thesis is also material for understanding a number of regional issues in particular Kinh Thien and Thang Long in general as well as the spatial layout of the area where the organization the most important ritual of the country under Le (15-18 century).

11. Practical applicability, if any:

May use thesis makes reference to teaching, learning, learn about the relics and artifacts related in Le dynasty

12. Further research directions, if any:

- Prospects study remains of architecture in Kinh Thien Palace particular and  Thang Long general region.

- Research on the overall plan and organized space Kinh Thien Palace main area as well as the surrounding area

13. Thesis-related publications: no

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây