TTLV: Quan hệ triều cống Đại Việt - Minh thế kỉ XV-XVI

Thứ ba - 27/09/2016 22:34

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thúy Nga

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 08/10/1991

4. Nơi sinh: Tân Lập - Sông Lô - Vĩnh Phúc

5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 31 tháng12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7. Tên đề tài luận văn: Quan hệ triều cống Đại Việt - Minh thế kỉ XV-XVI

8. Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam                   Mã số: 60.22.03.13

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Đức Anh, Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Thông qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã có được một số kết quả như sau:

Thứ nhất, tái hiện sinh động và cụ thể nhất về quan hệ triều cống giữa Đại Việt với nhà Minh trong thế kỉ XV-XVI, cụ thể là quan hệ triều cống giữa triều Lê sơ với nhà Minh và triều Mạc với nhà Minh. Trong đó, tập trung vào những nội dung như lệ cống và cống phẩm khi Đại Việt tiến hành hoạt động triều cống với nhà Minh; thành phần sứ đoàn; lộ trình đi sứ và những hoạt động triều cống chủ yếu.

Thứ hai, trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã có những nhận xét, so sánh về quan hệ triều cống giữa triều Lê sơ với nhà Minh và triều Mạc với nhà Minh. Rút ra những điểm tương đồng và khác biệt và làm rõ nguyên nhân của những điểm khác biệt đó. Chủ yếu là do vị thế của hai vương triều có sự khác nhau trong việc duy trì mối quan hệ với nhà Minh ở Trung Quốc. Từ đó ảnh hưởng đến quan hệ triều cống.

Thứ ba, phân tích những cơ sở hình thành nên quan hệ triều cống giữa hai nước gồm có bối cảnh lịch sử và những hoạt động triều cống trước thế kỉ XV. Qua đó góp phần khẳng định thế kỉ XV-XVI là thời kỳ mà quan hệ triều cống diễn ra đều đặn, nghiêm túc và liên tục nhất.

Thứ tư, làm rõ một số đặc điểm cơ bản trong quan hệ triều cống giữa Đại Việt với nhà Minh trong thế kỉ XV-XVI. Quan hệ triều cống giữa hai nước được duy trì, duy trì hòa bình, không xảy ra chiến tranh.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Làm rõ những vấn đề trong quan hệ ngoại giao giữ Việt Nam và Trung Quốc trong lịch sử

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Hoạt động ngoại giao của Đại Việt trong thế kỉ XV- XVI

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không 

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Thuy Nga            2. Sex: Female

3. Date of birth: October 8th, 1991              4. Place of birth: Tan Lap Commune, Song Lo District, Vinh Phuc Province

5. Admission decision number: 3215/2014/QĐ–XHNV–SĐH, Date: 31/12/2014 by VNU University of Social Science and Humanities.

6. Changes in academic process: no

7. Offcial thesis title: Tributary relations of Dai Viet - Minh in the 15th-16th centuries 

8. Major: History of Vietnam                     Code: 60.22.03.13

9. Supervisors:  Doctor  Pham Duc Anh. History Department, VNU University of Social Science and Humanities.

10. Summary of the findings of the thesis:

Acording to the research, this thesis was to get some results as follows:

Firstly, the reproduction of the most vivid and concrete relations between Belt Vietnamese tribute to the Minh in the 15th-16th centuries, namely relations between the Le profile tribute to the Minh and Minh dynasty to the Mac. In particular, focus on things like drain and sewer rate when Vietnam conducting tribute to the Minh; envoy components; porcelain route and activities mainly tribute.

Secondly, in the process of researching, writing has commented, comparing relations between the Le profile tribute to the Minh and Minh dynasty to the Mac. Draw the similarities and differences and to clarify the cause of the differences there. Mainly due to the position of the two kingdoms differ in maintaining relations with the Ming dynasty in China which from that affects tributary relations...

Thirdly, analysis formed the basis of tributary relations between the two countries include the historical background and previous activities 15th century tribute. Thereby contributing confirmed 15th-16th centuries is the period in which relations occur regularly tributary, the most serious and continuous.

Fourthly, to clarify some basic characteristics of relations between Great Vietnamese tribute to the Minh in the 15th-16th centuries. Tributary relations between the two countries be maintained, to maintain peace, not war.

11. Practical applicability:

Clarify the issues in diplomatic relations between Vietnam and China in history.

12. Further research directions:

Diplomatic activities of Dai Viet in the 15th-16th centuries.

13. Thesis-related publications: No

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây