TTLV: SO SÁNH CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC Ở KHU VỰC DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG BIÊN GIỚI TỈNH LÀO CAI VIỆT NAM VÀ CHÂU HỒNG HÀ TỈNH VÂN NAM TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

Thứ năm - 13/11/2014 21:14

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ                         

1. Họ và tên học viên: Hoàng Hợp Mạnh  (Huang He Meng)                     

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 06/05/1985

4. Nơi sinh: TRUNG QUỐC

5. Quyết định công nhận học viên số: 1499/QĐ-XHNV-SĐH ngày 6/8/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

 7. Tên đề tài luận văn: SO SÁNH CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC Ở KHU VỰC DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG BIÊN GIỚI TỈNH LÀO CAI VIỆT NAM VÀ CHÂU HỒNG HÀ TỈNH VÂN NAM TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế;  Mã số: 60 31 02 06.

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thế Anh, hiện công tác tại: Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã hội Việt Nam

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Biên giới là khu vực đặc biệt của mỗi quốc gia, đóng vai trò là cửa ngõ giao lưu với các nước. Khu vực biên giới Việt – Trung là nơi định cư tập trung của rất nhiều dân tộc thiểu số, sự phát triển giáo dục tại vùng dân tộc biên giới không chỉ liên quan đến sự phát triển kinh tế, xã hội nơi đây mà còn ảnh hưởng đến sự nghiệp giáo dục cả nước.

Sau khi tiến hành cải cách mở cửa, nhận thấy các vấn đề biên giới và hoạt động của các dân tộc đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và ổn định của quốc gia, Đảng và chính phủ Việt Nam đã liên tiếp đưa ra hàng loạt các chính sách, kế hoạch đặc biệt về vấn đề phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho các dân tộc thiểu số khu vực biên giới như Kế hoạch 134, Kế hoạch 135... Hiệu quả của các chính sách đến nay đã có thể nhận thấy 1 cách rõ rệt. Tương tự như Việt Nam, Trung Quốc cũng liên tiếp đưa ra các chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục như chính sách “ba miễn phí”, “bữa ăn dinh dưỡng”, giáo dục tại nơi biên giới”.... Nhờ sự nỗ lực của ban lãnh đạo và sự ủng hộ của nhân dân, các chính sách này đã cải thiện đáng kể tình hình vùng biên giới và giúp nền giáo dục nơi đây giành được nhiều thành tựu đột phá.

Luận văn dựa trên các chính sách giáo dục vùng biên hai nước (tỉnh Lào Cai và châu Hồng Hà tỉnh Vân Nam) kể từ sau khi bình thường hóa mối quan hệ Việt – Trung. Có thể thấy, sự phát triển giáo dục tại biên giới của hai nước đều có những tính chất và nét đặc trưng riêng. Nếu so sánh phân tích một cách hệ thống về chính sách giáo dục của hai nước ta thấy hai nước đã có hướng đi nhất định, biết học hỏi những mặt mạnh của nhau, đồng thời hỗ trợ và bổ sung những khiếm khuyết trong sự nghiệp phát triển giáo dục dân tộc thiểu số tại vùng biên giới Việt – Trung.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Toàn bộ kết quả nghiên cứu của luận văn đều có khả năng ứng dụng trong thực tiễn ngay từ thời điểm hiện tại. Kết quả đó giúp Trung Quốc và Việt Nam xây dựng cơ sở dữ liệu về chính sách giáo dục đặc biệt là chính sách giáo dục cho dân tộc thiểu số vùng biên giới nhiều hơn; đưa ra những đánh giá một cách hệ thống về các chính sách và hiệu quả cảu các chính sách này; từ đó Bộ, Sở có thể áp dụng các giải pháp được khuyến nghị có giá trị ứng dụng thực tiễn cao của  luận văn. Lý do: các kết luận của Luận văn được tổng hợp từ thực tiễn; các giải pháp đưa ra được căn cứ theo thực tế đã được ứng dụng hiệu quả; và tác giả luận văn có điều kiện để đưa vào áp dụng thực tế.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Luận văn chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu và đánh giá về vấn đề Cơ hội việc làm cho học sinh dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp tại tỉnh Lào Cai Việt Nam và Châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Thứ hai, luận văn chưa nghiên cứu nhiều đến Thực trạng đào tạo nghề cho dân tộc thiểu số đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay của tỉnh Lào Cai Việt Nam và Châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Hai nội dung này rất thiết thực, hữu ích với việc đưa ra chính sách giáo dục, lao động của 2 tỉnh vùng biên Việt Nam và Trung Quốc. Thông qua việc so sánh đánh giá kết quả thực hiện có thể rút ra kết luận, đưa ra những kiến nghị hữu ích cho chính phủ 2 nước Việt Nam Trung Quốc và lãnh đạo 2 tỉnh Lào Cai và Vân Nam.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:  

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: HOANG HOP MANH (HUANG HE MENG)           2. Sex: Male

3. Date of birth: 06/05/1985                                                    4. Place of birth: China

5. Admission decision number: 1499/QĐ-XHNV-SĐH, Dated 6th  August 2012

6. Changes in academic process:

(List the forms of change and corresponding times)

7. Official thesis title: compare educational policies for ethnic minorities in the border of  lao cai, Vietnam anh hong he,Yunnan ,china from 1991 to now

8. Major: International Relations                                             9. Code: 60 31 02 06

10. Supervisors: Dr. Hoang The Anh. Institute for Chinese study,Vietnam academy of  social sciences

(Full name, academic title and degree)

11. Summary of the findings of the thesis: 

Frontier which is a special area of each country serves as the gateway to communicate with other countries. The area of Vietnam – China frontier locates a great number of ethnic minorities, the development of education in this area not only relates to regional economic and social development but also affects the national education.

After the opening- up period, noticing the direct effects of frontier issues and  the activities of all ethnic groups on economic development and national stability, the Party and the Government of Vietnam consecutively published such a series of policies, special plans to boost the economy, culture, society for ethnic groups in frontier as Plan 134, Plan 135… It, now, can be clearly seen that those polices work well. Similar to Vietnam, China continuously launched education-supporting policies as “three free” policy, “nutritious meals”, frontier education… Thanks to the efforts of the leadership and the favor of people, these policies had significantly improved the situation in the frontier and helped the regional education to gain numerous breaking achievements.

This thesis is based on the educational policies of the two countries borders (Laocai and Hongha in Vannam) right after the normalization of the relationship between Vietnam and China. The educational development in the frontier of the nations’ owns their unique characteristics and features. As the educational polices of the two countries systematically compared, we can see that each country has its own certain direction, learns the other’s strengths, as well as supports and supplements deficiencies in the path to progress ethnic minorities’ education in Vietnam- China frontier.

12. Practical applicability, if any:   

Currently we can apply all results in the thesis in practice. These results support China and Vietnam to build a database for educational policies, especially those for ethnic groups in the border, to offer systematic assessments on the policies and its effects, in order for the Department to put recommended solutions in this thesis to life.

The reason is the conclusions in the thesis are summarized from the reality, the given solutions are based on the effectiveness when applied in real and the author of the thesis is able to put them in life.

13. Further research directions, if any:      

The author of the thesis is not able to study deeper and evaluate the issues of Employment opportunities for minority students after graduating in Laocai, Vietnam and Hongha, Vannam, China. Secondly, there is not much analysis on the fact of vocational training for ethnic minorities in order to meet the demand in the current context of Laocai, Vietnam and Hongha,Vannam, China. These two components are extremely practical and useful for the Government to propose educational and labor policies in two border provinces of Vietnam and China. After comparing and analyzing the results, we can make conclusions and offer some practical recommendations for the two Governments of Vietnam and China as well as the leaders of Laocai and Vannam.

14. Thesis-related publications:

 (List them in chronological order)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây