TTLV: Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh với Việt Nam

Thứ năm - 13/11/2014 22:36

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Vũ Thu Thủy                    

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 26/12/1988

4. Nơi sinh: Yên Hưng, Quảng Ninh

5. Quyết định công nhận học viên số:  

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh với Việt Nam

8. Chuyên ngành: Châu Á học    Mã số: 60 31 06 01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Thu Giang, Phó Chủ nhiệm Khoa Đông Phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn“Một số đặc trưng của giáo dục mầm non Nhật Bản và so sánh với Việt Nam” làm rõ bối cảnh ra đời của hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo ở Nhật Bản cũng như các chính sách của chính phủ Nhật Bản đối với trẻ em nói chung và đối với giáo dục mầm nonnói riêng. Trên cơ sở đó, Luận văn sẽ  tổng kết và đưa ra một số đặc trưng trong giáo dục mầm non Nhật Bản thông qua các kết quả nghiên cứu, điều tra thực tế ở một số nhà trẻ Nhật Bản và phân tích nguồn tài liệu liên quan. Ngoài ra, Luận văn còn so sánh với hiện trạng giáo dục mầm non ở Việt Nam và đưa một số kiến nghị dựa trên những bài học kinh nghiệm  rút ra từ nền giáo dục mầm non củaNhật Bản.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Hiện nay, cải cách giáo dục đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của chính phủ Việt Nam. Đặc biệt, việc cải cách hệ thống giáo dục mầm non đang được coi là gốc rễ của cả nền giáo dục. Trong bối cảnh đó, mô hình giáo dục của Nhật Bản đang được nhiều nhà giáo dục và các bậc phụ huynh nhắc đến như là một mô hình giáo dục ưu việt, trong đó trẻ em luôn đóng vai trò là trung tâm. Trên thực tế, nhiều nhà trẻ của Nhật Bản đang được lập ra ở Việt Nam và thu hút nhiều con em người Việt Nam theo học. Xuất phát từ thực tế đó, Luận văn lấy mục đích nghiên cứu các đặc trưng trong giáo dục mầm non Nhật Bản làm trung tâm hy vọng sẽ giúp các bậc phụ huynh cũng như những nhà giáo dục Việt Nam hiểu rõ hơn về phương pháp giáo dục của Nhật Bản và áp dụng một cách phù hợp với con em mình. Ngoài ra, việc chỉ ra thực trạng giáo dục mầm non Việt Nam và bài học kinh nghiệm rút ra từ giáo dục Nhật Bản sẽ đóng góp ít nhiều ý kiến cho những nhà giáo dục Việt Nam trong quá trình nghiên cứu tiến tới cải cách giáo dục Việt Nam. 

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Áp dụng phương pháp giáo dục mầm non của Nhật Bản tại Việt Nam, Vấn đề bạo hành trẻ em,  Vấn đề giáo dục sớm...

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không

 

 INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Vu Thu Thuy                 2. Sex: Female

3. Date of birth: 26/12/1988                 4. Place of  birth: Yen Hung, Quang Ninh

5. Admission decision number:

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title:

8. Major: Asian Studies                       9. Code: 60 31 06 01

10. Supervisors: PhD. Pham Thi Thu Giang, Lecturer of the Faculty of Political Studies, University of Social Sciences and Humanities –Vietnam National University

11. Summary of the findings of the thesis:

The Thesis Statement "Some characteristics of Japanese preschool in comparison with Vietnam” clarifies the context of the introduction of the system of kindergartens in Japan as well as the policies of the Japanese government for children in general and for preschool education in particular. On this basis, the thesis will summarize and give some characteristics of Japanese preschool education through research results, practical investigation in some Japanese kindergartens and analyze the related documents. In addition, the thesis also compares the current state of early childhood education in Vietnam with Japan and provides some recommendations based on the lessons learned from early childhood education in Japan.

12. Practical applicability, if any:

At the moment, Education reform is one of the most concerned issues for the Vietnamese Government. Espeacially Preschool Education reforms, which is the root of education as a whole. In this context, the Japanese education model is referred to as a model of academic excellence, where children always played a central role. In fact, many many preschool are being set up in Vietnam with a lot of Vietnamese children attending. The main purpose of this Thesis is to research characteristics of Japanese preschool hoping to help parents and educators better understand Japanese education and apply appropriately to their children. In addition, by stating the current situation of Vietnam preschool education and learn from the Japanese education will contribute many ideas for educators Vietnam in the research process towards educational reform for Vietnam education.

13. Further research directions, if any:  Applying the method of preschool education of Japan in Vietnam, Child abuse problem, Early education problem…

14. Thesis-related publications: None                       

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây