Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Châu
2. Giới tính: nữ
3. Ngày sinh: 01/06/1985
4. Nơi sinh: Vĩnh Phúc
5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: gia hạn luận văn 1 lần
7. Tên đề tài luận văn: “Sử dụng mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử Việt Nam”
8. Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60.32.01.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thành Lợi – Tổng Biên tập Tạp chí Người Làm báo.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
- Bám sát trục nghiên cứu được đề tài định hướng, từ cơ sở lý luận báo chí học, Luận văn đã phân tích, tổng hợp, luận giải, xây dựng được cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đó là vai trò, mối quan hệ giữa mạng xã hội và phát triển nội dung trên báo điện tử Việt Nam - một xu hướng chung trong sự phát triển của báo chí hiện đại.
- Trên cơ sở những vấn đề lý luận đã xây dựng, Luận văn đã khảo sát, đánh giá thực trạng về việc sử dụng các thông tin trên mạng xã hội để phát triển nội dung báo điện tử, dựa trên khảo sát các trang báo điện tử lớn như báo điện tử Dân trí, VnExpress, Vietnamplus, Vietnamnet và các mạng xã hội Youtube, Facebook, Twitter, Instagram… chỉ rõ ưu nhược điểm, đặc biệt là nguyên nhân của nhược điểm; cùng với việc khảo sát ý kiến phản hồi của công chúng và phỏng vấn sâu các chuyên gia, làm căn cứ cho việc đề xuất, giải pháp khắc phục nhược điểm.
- Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đã nghiên cứu, khảo sát, Luận văn đưa ra những đề xuất, kiến nghị cụ thể đối với cơ quan báo chí trong việc phát triển nội dung, nâng cao chất lượng bài viết khi thu thập thông tin trên mạng xã hội trong thời gian tới. Cơ quan báo chí cần thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm, chủ động, tích cực trong việc thu thập thông tin từ công chúng trên mạng xã hội, xác minh tính chính xác và phát triển nội dung hữu ích; Nâng cao năng lực đội ngũ phóng viên, nhà báo chuyên trách; Đa dạng hóa nội dung, cải tiến hình thức chuyển tải; Góp phần thiết thực giúp cho báo chí nói chung, báo in và báo điện tử nói riêng thực hiện tốt hơn vai trò, sứ mệnh của mình trước những vấn đề liên quan kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở nước ta thời kỳ đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập, phát triển.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng trong tổ chức hoạt động truyền thông, phát triển nội dung thông tin trên báo điện tử trong thời gian tới.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Từ kết quả nghiên cứu này, có thể triển khai những hướng nghiên cứu tiếp theo như cải tiến các phương pháp cung cấp thông tin để người dùng mạng xã hội nhanh chóng chuyển tải thông tin cho cơ quan báo chí một cách nhanh chóng, chính xác nhất.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Thi Chau 2. Sex: female
3. Date of birth: 01/06/1985 4. Place of birth: Ha Noi
5. Admission decision number: 3215/ 2014/ QĐ - XHNV - SĐH date 31/12/2014 rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in academic process: the1st extension of the thesis
7. Official thesis title: Using social networks to develop the content of electronic Vietnamese newspaper.
8. Major: Ournalism School Code: 60.32.01.01
9. Associate professor, Ph.D Nguyen Thanh Loi - Chief Editor of Magazine Journalism.
10. Summary of the findings of the thesis:
Focusing the research that are oriented by topics, from journalistic theoretical basis, analyzed thesis, synthesis, interpretation, and developed a theoretical basis related to research problems. That is the role, the relationship between social networks and the development content of electronic Vietnamese newspapers - a general trend in the development of modern journalism.
Based on theoretical issues, thesis surveyed, assessed the situation on the use of information on social networks to develop electronic contents, based on a survey of newspaper pages e-mail such as Dantri, VnExpress, VietnamPlus, Vietnamnet and social networks such as Youtube, Facebook, Twitter, Instagram ... indicate advantages and disadvantages, especially the causes of disadvantage; along with surveying the feedback from the public and experts in-depth interviews, as a basis for recommendations, remedies drawbacks.
From a theoretical basis and practical basis researched and surveyed, theses make proposals and specific recommendations to the press agencies in the development of content, the improvement of quality of the articles when collecting the information on social networks in the future.
Press agencies need to implement the role, responsibility, raise the sense of initiative, activity in collecting information from the public on the social network, to verify the accuracy and develop useful content; to improve the capacity reporter team, specialized journalists; to diversify the content , improve forms of transport, which help the press; in general, print and electronic media; in particular; perform better its role before the issues of economy, politics, culture and society in the comprehensive period of accelerated industrialization and the modernization, integration and development.
11. Practical applicability,if any:
Research results can apply in organizational communication activities; also develop information content on electronic media in the near future.
12. Further research directions, if any:
From the results of this study, you can deploy the next research direction as improving methods to provide information helping social networking users to convey information to the press agency the most quickly and accurately.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn