TTLV: Hiện trạng và những vấn đề đặt ra đối với y tá, điều dưỡng viên cho người cao tuổi tại Nhật Bản hiện nay

Thứ năm - 30/03/2017 08:14

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Lê Thị Hồng 

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 29/12/1991

4. Nơi sinh: Bắc Ninh

5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian bảo vệ luận văn

7. Tên đề tài luận văn: “Hiện trạng và những vấn đề đặt ra đối với y tá, điều dưỡng viên cho người cao tuổi tại Nhật Bản hiện nay”.

8. Chuyên ngành: Châu Á học                          Mã số: 60.31.06.08

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Phương Thúy, Khoa Đông Phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Các vấn đề về người già đã khiến cho nền kinh tế Nhật Bản bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tăng trưởng chậm và hầu như không còn khả năng quay lại giai đoạn phát triển thần kì như trước. Trong bối cảnh này, chính phủ Nhật Bản buộc phải đưa ra các chính sách phúc lợi hỗ trợ người già một cách hợp lí, đặc biệt về nguồn nhân lực đáp ứng hệ thống y tế để họ được chăm sóc và một số có thể tiếp tục làm việc cống hiến cho xã hội. Trên cơ sở nghiên cứu, hiện trạng già hóa của xã hội Nhật Bản, những hệ lụy bởi vấn đề này và các chính sách phúc lợi xã hội cơ bản mà chính phủ Nhật Bản thực hiện được làm rõ, đặc biệt liên quan đến sự phát triển mang tính mở rộng của lực lượng lao động trong ngành điều dưỡng cùng những vấn đề xã hội phát sinh trong tiến trình phát triển này. Từ đó, người viết trình bày, phân tích, so sánh và rút ra phương hướng giải quyết đã – đang và có khả năng được thực hiện cũng như những mặt hạn chế từ chính những chính sách được đưa ra của Nhật Bản để các nước có cơ cấu dân số già (hoặc đang tiến tới như Việt Nam), thu được nhiều bài học kinh nghiệm nhằm hướng đến sự hoàn thiện trong chính sách xã hội đồng thời giảm nhẹ những ảnh hưởng tiêu cực do quá trình già hóa dân số đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Việc đối chiếu tương quan và đánh giá về vấn đề xây dựng nguồn lao động trong ngành điều dưỡng chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi có chuyên môn cao khi đương đầu với vấn đề già hóa dân số tại Nhật Bản với Việt Nam hiện nay sẽ thu lại nhiều lợi ích thiết thực, góp phần xây dựng hình mẫu xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, bác ái của nước ta. Là một nước đang phát triển, ưu tiên hàng đầu của Việt Nam là phát triển kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh việc thúc đẩy tiềm lực kinh tế, các chính sách phúc lợi xã hội, chăm sóc y tế cho người già cũng được quan tâm ngày càng nhiều. Hơn nữa, vấn đề này càng trở nên cấp thiết khi dân số Việt Nam đang có xu hướng già hóa. Từ việc nghiên cứu xã hội Nhật Bản ở nhiều góc độ, các tác giả này đã rút ra những bài học, kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học hỏi, chuẩn bị sẵn sàng để đương đầu với xã hội đang tiến đến mức dân số già trong nay mai.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Le Thi Hong                           2. Sex: Female

3. Date of birth: 29/12/1991         4. Place of birth: Bac Ninh province

5. Admission decision number: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH Dated December 31, 2014, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University in Hanoi.

6. Changes in academic process: changed thesis defence time (extend the deadline)

7. Official thesis title: “Current situation and problems faced by care-givers, nurses for the elderly in Japan today”.

8. Major: Asia Studies                                   Code: 60.31.06.08

9. Supervisors: Dr. Nguyen Phuong Thuy, Lecturer of Japanese Studies, Faculty of Oriental Studies, University of Social Sciences and Humanities.

10. Summary of the findings of the thesis:

The problem of an ageing society has had severe effects on the Japanese economy such as slow growth and a virtual inability to return to the magical times of high economic growth. In this context, the Japanese government has been forced to enact welfare policies to support the elderly, especially in regard to human resources, in order for the healthcare system to continue to adequately care for Japanese society. Based on the author’s research, the current status of the aging Japanese society, its consequences, and the social welfare policies the Japanese government has implemented are clarified, particularly in relation to the expansion of the nursing workforce and the social issues arising from this process. The writer presents, analyzes, and compares the solutions that have been and are likely to be implemented as well as the limitations of such policies given the aging population of Japan (or countries that are approaching this problem like Vietnam). Through this process, the author obtains many lessons aimed at perfecting social policies, while also mitigating the negative impacts due to population aging, a social issue which is becoming prevalent throughout the world.

11. Practical applicability, if any:

The correlation and assessment of Japan’s difficulties arising from the creation of a high expertise nursing force for the care of the elderly when confronted with the problem of population aging provides valuable lessons to the Vietnam of today and will contribute to building a fair society, and promote democracy, civility, and charity in our country. As a developing country, Vietnam's first priority is economic development. However, besides the promotion of the country’s economic potential, the need for social welfare policies concerning elderly care has recently garnered great attention. Moreover, this problem will become even more urgent as Vietnam's population continues to age. From this multi-aspect study of Japanese society, the author draws lessons and experiences that Vietnam can learn from in order to be ready to confront the approaching aging population of tomorrow.

12. Further research directions, if any:

13. Thesis-related publications: 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây