TTLV: Chính sách ngôn ngữ về tiếng Anh của Thái Lan và những gợi ý cho Việt Nam

Thứ hai - 20/03/2017 22:59

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Phạm Thu Hà

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 09-09-1989

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian học tập từ tháng 12/2016 đến tháng 06/2017

7. Tên đề tài luận văn: Chính sách ngôn ngữ về tiếng Anh của Thái Lan và những gợi ý cho Việt Nam

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học                   Mã số: 60.22.02.40

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Văn Khang (Viện Ngôn ngữ học – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam)

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn

- Luận văn đã mô tả chi tiết 4 giai đoạn chính trong lịch sử thực thi chính sách đối với tiếng Anh ở Thái Lan (1824-1910, 1910-1960, 1961-1996 và 1997-hiện tại). Ở mỗi một thời kỳ dù khác nhau về chế độ chính trị hay kinh tế xã hội thì giáo dục tiếng Anh vẫn luôn giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong chính sách giáo dục của Thái Lan và tiếng Anh luôn là ngoại ngữ được lựa chọn để học nhiều nhất ở quốc gia này.

- Luận văn cũng thảo luận những bất cập trong việc thực thi chính sách ngôn ngữ đối với tiếng Anh ở Thái Lan bao gồm sự phân quyền trong quản lý giáo dục, năng lực hạn chế của giáo viên, hệ quả của các kỳ thi và thời lượng có hạn cho môn tiếng Anh trong chương trình học.

- Liên hệ đến chính sách về tiếng Anh ở Việt Nam, luận văn đã chỉ ra được những nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong việc đổi mới toàn diện việc dạy và học tiếng Anh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập khu vực. Tuy nhiên, trong việc thực hiện chủ trương đổi mới của chính phủ, các vấn đề về xây dựng khung năng lực ngoại ngữ, khung năng lực giáo viên và các trung tâm ngoại ngữ khu vực vẫn còn đặt ra những thách thức nhất định.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn

Luận văn có thể giúp các nhà giáo dục, giáo viên tiếng Anh và những nhà hoạch định chính sách của Việt Nam có thể rút ra được bài học kinh nghiệm từ trường hợp của Thái Lan, từ đó có đề xuất về những điều chỉnh trong chính sách nhằm nâng cao khả năng tiếng Anh cho thế hệ trẻ trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập khu vực.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo

- Có thể tìm hiểu về mức độ hiệu quả hoặc ảnh hưởng của chính sách tác động lên các hoạt động giảng dạy ở từng cấp học như thế nào.

- Ở một quy mô rộng hơn, có thể tiến hành phân tích so sánh chính sách ngôn ngữ về tiếng Anh của Thái Lan với chính sách về tiếng Anh của Việt Nam hoặc của các nước Đông Nam Á khác để rút ra những bài học kinh nghiệm từ trường hợp của mỗi quốc gia, những thành công và những bất cập trong thực thi chính sách, từ đó đưa ra những gợi ý phù hợp.

 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

Phạm Thu Hà (2017). Chính sách giáo dục tiếng Anh của Thái Lan qua các thời kỳ. Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống 2(256) 2017, 75-80.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Pham Thu Ha                                 2. Sex: Female

3. Date of birth: September 9, 1989                    4. Place of  birth: Hanoi

5. Admission decision number: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH, dated December 31, 2014, issued by Rector of University of Social Studies and Humanities – Vietnam National University

6. Changes in academic process: Extension of the training time from December 2016 to June 2017

7. Official thesis title: The English Language Policy of Thailand and some recommendations for Vietnam

8. Major: Linguistics                                              Code: 60.22.02.40  

9. Supervisor: Prof. Dr. Nguyen Van Khang (Institute of Linguistics – Vietnam Academy of Social Sciences)           

10. Summary of the findings of the thesis:

- The thesis gives a detailed description of 4 main periods in the history of English language policy in Thailand (1824-1910, 1910-1960, 1961-1996 và 1997-now). Although each period has different social, political and economic setting, English education has been prioritized in Thailand’s education policy and English has always been the number one language chosen to learn as a foreign language in this country.

- The thesis also discusses the problems in the implementation of English language policy in Thailand, which have involved the decentralization in educational management, teachers’ limited competence, test backwash and the limited time for English in the curriculum.

- The thesis shows the effort of Vietnam’s government in thoroughly renovating English teaching and learning in the era of globalization and regional integration. However, there are some challenges regarding the English proficiency framework, English teachers’ competency framework and regional foreign languages centers.

11. Practical applicability

From the case of Thailand, educators, teachers of English and policy makers of Vietnam can draw lessons and then make necessary amendments in order to improve

the young generation’s English proficiency in this time of globalization and regional integration.

12. Further research directions

- Study the effectiveness or the influence of the policy on the English teaching and learning at different stages of education, i.e. elementary, secondary and tertiary education.

- On a larger scale, carry out an in-depth comparative analysis of the English language policy of Thaiand and that of Vietnam or other ASEAN countries.

13. Thesis-related publications:

 Pham Thu Ha (2017). The history of English education policy in Thailand. Language & Life Journal 2(256) 2017, 75-80.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây