Thông tin luận văn "Sức mạnh mềm Nhật Bản những năm đầu thế kỉ 21" của HVCH Võ Thị Mai Thuận, chuyên ngành Quan hệ Quốc tế.
1. Họ và tên học viên: Võ Thị Mai Thuận
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 23/5/1980.
4. Nơi sinh: Tp. Mĩ Tho, tỉnh Tiền Giang
5. Quyết định công nhận học viên số: 1887/2010/QĐ-XHNV-SĐH ngày 21/10/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có.
7. Tên đề tài luận văn: “Sức mạnh mềm Nhật Bản những năm đầu thế kỉ 21”
8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế. Mã số: 60 31 40
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Tiến Lực, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. HCM.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Thứ nhất, làm sáng tỏ kiến thức tổng quát về lí thuyết sức mạnh mềm nói chung và sức mạnh mềm Nhật Bản nói riêng. Luận văn nêu được vai trò sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế. Quan điểm của người Nhật về sức mạnh mềm và các cơ sở hình thành sức mạnh mềm Nhật Bản cũng được trình bày đầy đủ.
Thứ hai, phân tích theo góc độ quan hệ quốc tế về sức mạnh mềm Nhật Bản trong một vài biểu hiện thực tiễn nổi trội ở ba lĩnh vực: ngoại giao kinh tế, ngoại giao khoa học công nghệ và ngoại giao văn hoá. Trong từng lĩnh vực, Luận văn phân tích sự thể hiện sức mạnh mềm ở cả hai mặt hiệu quả và hạn chế.
Thứ ba, Luận văn tổng kết những giới hạn và các khả năng phát triển sức mạnh mềm Nhật Bản. Và từ kinh nghiệm của Nhật Bản, Luận văn đưa ra một số đề nghị cho việc phát triển sức mạnh mềm Việt Nam.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Về mặt học thuật, Luận văn góp phần nghiên cứu tìm hiểu về sức mạnh mềm nói chung và sức mạnh mềm Nhật Bản nói riêng, đặc biệt Luận văn đi sâu vào quá trình triển khai sức mạnh mềm Nhật Bản. Về thực tiễn, Luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cho việc học tập và giảng dạy cho các chuyên ngành có liên quan. Đồng thời, có thể xem Luận văn là một nguồn thông tin về Nhật Bản và là một ý kiến góp phần xây dựng chiến lược phát triển sức mạnh mềm Việt Nam đối với các cơ quan làm công tác đối ngoại.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Sức mạnh mềm Nhật Bản ở những lĩnh vực khác.
- Sức mạnh mềm của các quốc gia khác.
- Mối quan hệ giữa sức mạnh cứng và sức mạnh mềm trong chiến lược phát triển của một quốc gia.
- Sức mạnh thông minh.
- Chiến lược phát triển sức mạnh quốc gia của Việt Nam.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Vo Thi Mai Thuan. 2. Sex: Female
3. Date of birth: May 23, 1980. 4. Place of birth: Tien Giang Province.
5. Admission decision number: 1887/2010/QĐ-XHNV-SĐH Dated 21/10/2010
6. Changes in academic process: No.
7. Official thesis title: “Japan’s Soft Power in the early 21st Century”
8. Major: International Relations. 9. Code: 60 31 40
10. Supervisors: Prof. Nguyen Tien Luc
11. Summary of the findings of the thesis:
First, thesis reviews general theory of soft power and Japan’s soft power, the role of soft power in international relations, Japanese’s viewpoint of soft power and instruments for Japan’s soft power.
Second, analyzing Japan’s soft power in practical fields: economy diplomacy, science and technology diplomacy and culture diplomacy.
Third, analyzing limits of Japan’s soft power and its expectations. Thesis proposes some experiences for development of Vietnam’s soft power.
12. Practical applicability, if any:
Thesis will be a reference for studying of related majors, an information of Japan, an proposal for building a developmental strategy of Vietnam’s soft power.
13. Further research directions, if any:
- Japan’s soft power in other fields.
- Soft power of other countries.
- Interplay between hard power and soft power in one country’s developmental strategy.
- Smart power.
- Strategy of developing power for Vietnam.
14. Thesis-related publications: No