Thông tin luận văn "Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ (2001 – 2011)" của HVCH Lục Minh Tuấn, chuyên ngành Quan hệ Quốc tế.
1. Họ và tên học viên: Lục Minh Tuấn
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 11/10/1987
4. Nơi sinh: Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
5. Quyết định công nhận học viên số: 1887/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 21 tháng 10 năm 2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không có
7. Tên đề tài luận văn: Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ (2001 – 2011)
8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế, Mã số: 60.31.40
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN NAM TIẾN, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
11. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Xác định những điểm tương đồng về vị trí địa lí, lịch sử, văn hoá, tiềm lực và nhu cầu mở rộng hợp tác giữa hai quốc gia Việt Nam - Ấn Độ, từ đó làm rõ những cơ sở hình thành của mối quan hệ truyền thống Việt Nam - Ấn Độ với những đặc trưng riêng biệt và được thử thách qua nhiều giai đoạn biến động của thế giới.
Cố gắng hệ thống và dựng lại một cách toàn diện, cụ thể về mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong giai đoạn 2001 – 2011, giai đoạn đánh dấu những cột mốc quan trọng trong việc nâng tầm quan hệ lên những tầng nấc mới. Đây cũng là giai đoạn mà tình hình quốc tế có nhiều diễn biến mới, khiến cho mỗi quốc gia phải tăng cường khả năng hợp tác, hội nhập và triển khai nhiều chiến lược mới trong quan hệ đối ngoại để tận dụng ngoại lực, củng cố tiềm năng của mỗi nước.
Từ việc làm rõ những nền tảng hình thành, cơ sở gắn kết và thực trạng quan hệ hai nước, công trình sẽ rút ra những đặc điểm nổi bật và kết quả sự đóng góp của mối quan hệ này dựa trên ba cấp độ: quốc gia, khu vực và quốc tế, đồng thời đưa ra những dự báo về hướng phát triển của cặp quan hệ này.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Công trình góp phần tăng cường sự nhận thức về mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ trong định hướng đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá và phát triển các mối quan hệ vào chiều sâu của Việt Nam. Công trình có giá trị tham khảo, tổng hợp và phân tích sự kiện, đồng thời sẽ trở thành tài liệu tra cứu cho quá trình giảng dạy, các đề tài tìm hiểu về Ấn Độ - một trong những nước lớn có tầm quan trọng chiến lược đối với Việt Nam, và các đề tài nghiên cứu về chính sách đối ngoại Việt Nam.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Chính sách “ngoại giao cân bằng” của Việt Nam, Chính sách Hướng Đông giai đoạn mới của Ấn Độ.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn.
- Vũ Dương Ninh (1987), “Việt Nam - Ấn Độ trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 5+6
- Nguyễn Cảnh Huệ (1998), “Quan hệ chính trị Việt Nam - Ấn Độ (1975 – 1996)”, Tạp chí Khoa học xã hội, Tp.HCM
- Trần Thị Lí (2002), Sự điều chỉnh chính sách của Cộng hoà Ấn Độ, Nxb Khoa học xã hội., Hà Nội
- Lê Nguyễn Hương Trinh (2005), Chính sách ngoại thương Ấn Độ thời kì cải cách, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
- Nguyễn Vũ Tùng (chủ biên) (2007), Khuôn khổ quan hệ đối tác của Việt Nam, Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội
- Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á (2012), Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong bối cảnh mới, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: LUC MINH TUAN 2. Sex: MALE
3. Date of birth: 11/10/1987 4. Place of birth: District 05, Ho Chi Minh City, Vietnam
5. Admission decision number: 1887/QĐ-XHNV-SĐH Dated: 21/10/2010
6. Changes in academic process: none
7. Official thesis title: VIET NAM – INDIA STRATEGIC PARTNERSHIP (PHASE 2001 -2011)
8. Major: International Relations 9. Code: 60.31.40
10. Supervisors: Ph.D. TRAN NAM TIEN, University of Social sciences and Humanities, Vietnam National University in Ho Chi Minh City
11. Summary of the findings of the thesis:
Determining the similarities between Viet Nam and India in geographical location, history, international context’s impacts, national potential and the required opportunities for collaboration and integration of each nation.
Reflecting the current status of Vietnam – India relations from 2001 to 2011 – a dynamic period of international relations that required new strategy from each nation to take advantage of the external powers.
From identifying the platform and current status of this traditional relation, this thesis will conclude about the specific characteristics, development trends and the contribution of this bilateral relation in regional level, inter-regional level and global level.
12. Practical applicability, if any: help to increase the common perceptions and clarify more about the enhancement of Vietnam – India relations during the previous phase and suggesting some solutions to improve the development speed in the future. This thesis is a new and reliable reference for the later researchs about Vietnam’s foreign policy and India’s “Look East Policy”.
13. Further research directions, if any: The “balance of power” policy of Vietnam, the “Look East Policy” of India in new phase.