TTLV :Tạo lập thông tin điện tử để quản lý hoạt động tiêu chuẩn hóa nhằm thực hiện hiệu quả nghĩa vụ thành viên WTO của Việt Nam

Chủ nhật - 12/10/2014 23:04

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Lê Bích Ngọc                          

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 26/06/1978

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số 2119/2011/QĐ-XHNV-SĐH ngày 1/11/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: xin kéo dài thời gian bảo vệ luận văn thêm 12 tháng kể từ khi kết thúc chương trình học (thời gian kéo dài từ tháng 1-12/2014), do thời điểm đăng ký bảo vệ  trước đó (cuối tháng 11/2013) chưa hoàn thành chứng chỉ tiếng Anh B1.

7. Tên đề tài luận văn: Tạo lập thông tin điện tử để quản lý hoạt động tiêu chuẩn hóa nhằm thực hiện hiệu quả nghĩa vụ thành viên WTO của Việt Nam

8. Chuyên ngành:   Quản lý KH&CN

9. Mã số:                   60 34 04 12

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Tạ Bá Hưng - Cục Thông tin KH&CN Quốc gia - Bộ Khoa học và Công nghệ

11. Tóm tắt các kết quả của luận văn: (nêu tóm tắt các kết quả của luận văn, nhấn mạnh các kết quả mới nếu có)

Luận văn được trình bày trong khoảng hơn 60 trang, được phân chia theo bố cục với các thông tin như sau:

1. Phần Mở đầu (12 trang): nêu về tính cấp thiết, tổng quan tình hình nghiên cứu cũng như đưa ra câu hỏi, giả thiết nghiên cứu để từ đó bố cục phần nội dung một cách ngắn gọn nhưng bao quát.

2. Phần Nội dung (45 trang): Chia làm 3 Chương

- Chương 1 (16 trang) – Cơ sở lý luận cơ bản về quản lý thông tin đối với hoạt động tiêu chuẩn hóa: đã nêu được cơ sở lý luận về quản lý thông tin đối với hoạt động tiêu chuẩn hóa, đặc biệt căn cứ vào quy định pháp lý của WTO đưa ra đối với các nước thành viên để từ đó xem xét đánh giá thực trạng của Việt Nam kể từ lúc gia nhập WTO thì đáp ứng các quy định của WTO đến đâu.

- Chương 2 (17 trang) – Thực trạng quản lý thông tin đối với hoạt động tiêu chuẩn hóa của Việt Nam: từ việc đánh giá tình hình quản lý thông tin của các nước và thực trạng quản lý thông tin của Việt Nam đối với hoạt động tiêu chuẩn hóa, có thể nhận định rằng giải pháp đáp ứng tốt hơn các công việc cũng như thực hiện hiệu quả hơn nghĩa vụ thành viên của Việt Nam trong WTO là phải khắc phục được các hạn chế thông qua việc xây dựng các hệ thống hiện đại hơn bằng hình thức nâng cấp hoặc xây mới các trang tin theo hướng điện tử hóa các thông tin nhiều hơn, đồng bộ hơn là điều cần thiết, từ đó sẽ dần dần tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình hoạt động của Việt Nam đối với lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định TBT/WTO. Đây là những đóng góp mới của Luận văn.

- Chương 3 (12 trang) – Giải pháp tạo lập thông tin điện tử đối với hoạt động tiêu chuẩn hóa ở Việt Nam từ nay đến năm 2020: khẳng định việc thiết lập Cổng Thông tin điện tử chính thức - một kênh thông tin thống nhất - để kết nối các Điểm TBT trong Mạng lưới TBT Việt  Nam, Văn phòng TBT Việt Nam với Ủy ban TBT của WTO và các cơ quan, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài là một giải pháp hết sức quan trọng cần được xúc tiến thực hiện, càng sớm, càng tốt. Cổng Thông tin điện tử này có nhiệm vụ cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin về TBT trên diện rộng, giúp cho hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước được minh bạch hơn khi đưa ra các quy định trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, hoạt động lập quy kỹ thuật và chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa.

3. Phần kết luận và kiến nghị (2 trang): đề xuất sớm xây dựng Cổng thông tin điện tử chính thức của Việt Nam theo mô hình tương ứng của Cổng thông tin điện tử của Hoa Kỳ; áp dụng phần mềm hành chính điện tử cho Mạng lưới TBT Việt Nam (trước mắt là Văn phòng TBT Việt Nam); và xây dựng cơ sở dữ liệu trên cơ sở số hóa toàn bộ các văn bản có liên quan đến các hoạt động theo quy định của WTO.

12. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: (nếu có)

Áp dụng để thực hiện tại đơn vị đầu mối quốc gia về TBT (Văn phòng TBT Việt Nam) cũng như cho các Điểm TBT thuộc Mạng lưới TBT Việt Nam, bởi vì Cổng Thông tin điện tử chính thức về các vấn đề TBT sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin dễ dàng và hình thành kỹ năng phân tích, dự báo tình hình thị trường hàng hóa trong nước và thế giới, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và thâm nhập thị trường hiệu quả của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)

Khi việc quản lý thông tin theo hướng điện tử hóa được vận hành trôi chảy và trở thành xu hướng hoạt động thường xuyên, cần phải có thì hướng nghiên cứu cho sau năm 2020 có thể phát triển theo hướng sử dụng Cổng thông tin để làm đào tạo trực tuyến (e-learning) hoặc họp trực tuyến (theo hình thức teleconference).

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Le Bich Ngoc

2. Sex: Female

3. Date of birth: 26/6/1978                                          

4. Place of birth: Hanoi

5. Admission decision number: 2119/2011/QĐ-XHNV-SĐH dated on 1st November 2011 by the Rector of Social Sciences and Humanities University, Hanoi National University

6. Changes in academic process: Request for an extension of 12 months until Thesis Defense, starting from the end of the course (from January to December 2014) due to the fact that at the time of Thesis Defense Registration in November 2013 the English Certificate B1 was not completed.  

7. Official thesis title: Establishment of Electronic information to manage standardization for effective implementation towards WTO obligations of Vietnam as a Member.

8. Major: Science and Technology Management                      

9. Code: 60 34 04 12

10. Supervisors: MA. Ta Ba Hung - National Agency for Science and Technology Information – Ministry of Science and Technology

11. Summary of the findings of the thesis: (Summarize them with stress on the new findings, if any)

The Thesis consists of 60 pages which is divided into 3 main parts as follows:

  1. Introduction (12 pages): states the significance of the thesis, the background to the study, and also raises research questions and research hypotheses and then provides a brief but extensive content for the whole thesis.
  2. Content (45 pages): with 3 Chapters
    1. Chapter 1 (16 pages) – Literature Review of Information Management for Standardization activities: the Literature Review of Information Management for Standardization activities is concluded. Especially, based on the WTO legal provisions for its Member States, the thesis makes an assessment towards Vietnam current situation of implementing obligations since her early accession to WTO.
    2. Chapter 2 (17 pages) – Current Situation of Information Management relating to Vietnam Standardization activities: with the evaluation of the information management in other WTO nations and the current situation of Vietnam management on  standardization activities, it can be concluded that the solution for better performance or more effective implementation of WTO obligations of Vietnam is that Vietnam has to overcome its limitations through setting up more modern system in the form of upgrading or establishing new websites with more integrated electronicized and synchronized information, which will help gradually remove the obstacles while implementing obligations of Vietnam under WTO/TBT Agreement’s scope. This is where the thesis makes its contribution.
    3. Chapter 3 (12 pages) – Suggestion of Establishing Electronic information for Vietnam Standardization activities from now to 2020: strongly affirm that the establishment of official (Electronic Information) Portal - a single channel – for connection of TBT points in Vietnam TBT Network, Vietnam TBT Office with WTO/TBT Committee and both domestically and internationally is very crucial and needed to be carried out as soon as possible. The Portal is responsible for publicly providing timely and adequate information on TBT, resulting in more transparency in management activities of Government agencies when making regulations relating to standardization, GRP and quality of products and goods.
  3. Conclusion and Recommendations (2 pages): Establish Vietnam official Portal which adapts the model of the United States; application of electronic administrative software for Vietnam TBT Network (starting with Vietnam TBT Office); and set up database by digitalization of all related documents under WTO provisions.

12. Practical applicability, if any: Application in National TBT Point (TBT Vietnam Office) and other TBT Points in Vietnam TBT Network. The Official TBT Portal will provide support and easy access for enterprises, which helps form analysis skills, predicting domestic and world commodity markets, then enhancing the competitiveness of enterprises and effective market access of Vietnam goods and products.

13. Further research directions, if any: At the time when the electronic information management is smoothly operated and becomes regular activities, there is a need for research after 2020 in which the Portal can be considered to be developed towards online trainings (e-learning) or online conferences (in the form of teleconference).

14. Thesis-related publications: none                                                                             

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây