Thông tin luận văn "Truyền thuyết và lễ hội về Tứ vị thánh nương ở đền Lộ (Hà Nội) qua đối sánh với truyền thuyết và lễ hội về Dương Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc)" của HVCH Long Bằng, chuyên ngành Văn học dân gian.
1. Họ và tên học viên: Long Bằng
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 27/10/1982
4. Nơi sinh: Trung Quốc
5. Quyết định công nhận học viên số:1535/QĐ-XHNV-KH&SĐH Ngày 16 tháng 10 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Truyền thuyết và lễ hội về Tứ vị thánh nương ở đền Lộ (Hà Nội) qua đối sánh với truyền thuyết và lễ hội về Dương Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc)
8. Chuyên ngành: Văn học dân gian; Mã số: 60 22 36
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Thức
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn “Truyền thuyết và lễ hội về Tứ vị thánh nương ở đền Lộ (Hà Nội) qua đối sánh với truyền thuyết và lễ hội về Dương Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc)” khảo sát và nghiên cứu chính là đền Lộ (Hà Nội), chúng tôi có mở rộng phạm vi nghiên cứu là điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc).
Truyền thuyết về Tứ vị thánh nương bắt nguồn từ lịch sử về Dương Thái Hậu là vị thái hậu cuối đời nhà Nam Tống Trung Quốc. Những câu chuyện tình tiết về Dương Thái Hậu lưu truyền ở nhiều làng quê Việt Nam với những tình tiết khác hẳn với chính sử. Có thể thấy có một nền văn hoá tín ngưỡng về Tứ vị thánh nương xuất phát từ cội nguồn Trung Quốc, truyền nhập đến những ngôi làng ven biển Nghệ An rồi phát triển rộng khắp đồng bằng sông Hồng trong đó có Hà Nội. Truyền thống văn hoá tín ngưỡng về Tứ vị thánh nương này trải qua một quá trình biến đổi và phát triển rất lâu dài trong lịch sử để có được diện mạo như ngày nay.
Lễ hội về Dương Thái Hậu ở điện Mẫu và lễ hội về Tứ vị thanh nương ở đền Lộ đều mang những đặc trưng chung của một lễ hội ca ngợi nhân vật có công với dân trong lịch sử. Lễ hội về Dương Thái Hậu chủ yếu chạy theo một tuyến, có tính chất tưởng niệm, thuần tuý hướng đến tôn vinh Quốc Mẫu. Lễ hội về Tứ vị thánh nương là sự hỗn dung của nhiều sắc thái văn hoá ở nhiều thời đại lịch sử khác nhau, đã hội tụ lại thông qua những hoạt động như rước kiệu, rước nước, rước sắc phong, nhà sư làm lễ, hầu đồng v.v
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Không
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Long Bang
2. Sex: Female
3. Date of birth: 27/10/1982
4. Place of birth: China
5. Admission decision number:1535/QĐ-XHNV-KH&SĐH dated 16th October, 2009 by the President of Hanoi University of Social Science and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Legend and Festival of the Four Ladyship Saints at Lo Temple (Hanoi) by comparison with the legend and festival of Queen Mother Yang at Holy Mother Temple (Xinhui, China)
8. Major: Folk Literature; Code: 60 22 36
9. Supervisor: Ass.Prof.Ph.D Nguyen Huu Thuc
10. Summary of the findings of the thesis:
The thesis titled “Legend and Festival of the Four Ladyship Saints at Lo Temple (Hanoi) by comparison with the legend and festival of Queen Mother Yang at Holy Mother Temple (Xinhui, China)”, focuses on studying and researching the main object of Lo Temple (Hanoi), with scope of study is extended to Holy Mother Temple (Xinhui, China).
The legend about the Four Ladyship Saints takes its source from the history of Yang, the Queen Mother, at the end of the Southern Song Dynasty, China. Many stories about Queen Mother Yang have been long handed down to Vietnamese villages with particulars completely different from history written by imperial court. Culture and beliefs in the Four Ladyship Saints are thought to be originated from China, they were introduced to coastal fishing villages of Nghe An, then being widely developed in to all over the Red River Delta, including Hanoi. The traditional culture and beliefs of the Four Ladyship Saints have experienced a long-term process of changing and developing in the history to obtain the present physiognomy.
Both Festival of Queen Mother Yang at Holy Mother Temple and Festival of the Four Ladyship Saints at Lo Temple are typically characterized as a festival to praise those of great credit with people in the history. Festival of Queen Mother Yang, is commemorative, purely to honor the Mother of the country while festival of the Four Ladyship Saints is the mixture of various cultural colors of different historical ages, being gathered into such activities as worshipping, water procession, procession of royal honor –conferring diploma, holding ceremony by Buddhist priest, attending a séance, etc.
11. Practical applicability (if any): None
12. Further research directions, if any: None
13. Thesis-related publications: None