Ngôn ngữ
1. Họ và tên học viên: Chu Thị Ngọc Thủy 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 03/10/1983
4. Nơi sinh: Nam Thắng – Nam Trực – Nam Định
5. Quyết định công nhận học viên số: 4295/2016/QĐ-XHNV-SĐH ngày 16/12/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Vật liệu kiến trúc đất nung thời Lý, Trần qua các đợt khai quật ở khu vực điện Kính Thiên từ năm 2011 đến năm 2014
8. Chuyên ngành: Khảo cổ học; Mã số: 60 22 03 17
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Tống Trung Tín, Viện Khảo cổ học
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn là chuyên khảo đầu tiên hệ thống về các loại hình vật liệu kiến trúc đất nung thời Lý, Trần tại khu vực điện Kính Thiên qua các đợt khai quật từ năm 2011 đến năm 2014.
Tiến hành phân loại một cách hệ thống di vật vật liệu kiến trúc đất nung thời Lý, Trần qua các đợt khai quật ở khu vực điện Kính Thiên (2011-2014). Tìm hiểu các đặc trưng của hệ thống các loại di vật vật liệu kiến trúc đất nung thời Lý và thời Trần chũng như tiến trình phát triển của các loại hình đó ở khu vực điện Kính Thiên trên các mặt: loại hình, chất liệu, hoa văn, kỹ thuật.
So sánh tổng hợp và tiến hành phân tích, đánh giá đặc trưng của vật liệu kiến trúc đất nung thời Lý, Trần ở khu vực điện Kính Thiên nhằm xác định những giá trị của hệ thống di vật này trong mối quan hệ với các di vật ở các di tích có cùng tính chất và niên đại ở các khu vực khác.
Thông qua việc nghiên cứu vật liệu kiến trúc đất nung thời Lý, Trần ở khu vực điện Kính Thiên góp phần tìm hiểu thêm về diện mạo kiến trúc cũng như tính chất khu vực điện Kính Thiên thời Lý, Trần.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp và góp thêm tư liệu cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về hệ thống vật liệu kiến trúc đất nung thời Lý, Trần qua đó góp phần tìm hiểu diện mạo kiến trúc, về nghệ thuật điêu khắc cũng như một số đặc điểm lịch sử văn hóa thời Lý, Trần
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Có thể sử dụng luận văn làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, học tập, tìm hiểu về di tích và các di vật liên quan
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Triển vọng nghiên cứu về vật liệu kiến trúc đất nung thời Lý, Trần trong không gian rộng hơn, so sánh với các khu vực có cùng tính chất và đồng đại. Nghiên cứu về công năng và cách sử dụng của các loại hình vật liệu đặc biệt là lợp trên mái.
Nghiên cứu về hệ thống vật liệu kiến trúc nói chung.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
1. Chu Thị Ngọc Thủy, Nguyễn Thành Khương (2015), Hai mảnh ngói in chữ Hán phát hiện ở địa điểm điện Kính Thiên, Hà Nội, NPHMVKCH, Nxb KHXH, HN, tr 573-574.
2. Chu Thị Ngọc Thủy (2018a), Loại hình ngói âm dương tráng men trắng thời Lý phát hiện ở khu vực điện Kính Thiên – khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, NPHMVKCH, Nxb KHXH, tr.378-379.
3. Chu Thị Ngọc Thủy (2018b), Lần đầu tiên phát hiện được một số di vật vật liệu kiến trúc tráng men vàng thời Trần ở địa điểm Điện Kính Thiên, NPHMVKCH, Nxb KHXH, tr.380-381
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Chu Thi Ngoc Thuy 2. Sex: Female
3. Date of birth: 03/10/1983 4. Place of birth: Nam Đinh
5. Admission decision number: 4295/2016/QĐ-XHNV-SĐH Dated 16/12/2016 from Headmaster of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.
6. Changes in academic process: No change
7. Official thesis title: Terra cotta architecture materials in Ly, Tran dynasty at Kinh Thien main Palace area through excavations from 2011 to 2014
8. Major: Archaeology; Code: 60.22.03.17
9. Supervisors: Dr.A/Prof Tong Trung Tin, Institute of Archaeology
10. Summary of the findings of the thesis:
This thesis is the first full systematic resources about Ly - Tran terra cotta architecture materials systems through excavations in Kinh Thien Palace area from 2011 to 2014.
Classify systematically of terra-cotta architecture materials relics of the Ly and Tran dynasties during the excavations in Kinh Thien Palace area (2011-2014). Understanding the characteristics of the system of architectural relics of the Ly and Tran dynasties, as well as the development of these types in Kinh Thien Palace area on the following aspects: type, material, patterns, techniques.
Comparative analysis and evaluation of the characteristics of terra cotta architecture material Ly, Tran in the Kinh Thien Palace area to determine the value of this system of relics in relation to the monuments of the same nature and date in other areas.
The research results of this thesis will provide and contribute material for the research and understanding of the system of terracotta architecture material in the Ly and Tran periods, thereby contributing to the understanding of architectural appearance and artistry, as well as some cultural and historical characteristics of Ly - Tran
11. Practical applicability, if any: this thesis can be used as reference in teaching, learning, studying about related relics and artifacts
12. Further research directions, if any:
Prospects of studying inscriptions on architectural materials in a wider space and compared with areas of the same nature and concomitant. Research on the function and usage of materials especially on the roof, etc.
Studying on system of architectural materials generally.
13. Thesis-related publications:
1. Chu Thi Ngoc Thuy, Nguyen Thanh Khuong (2015), Two pieces of tile printed in Chinese discovered at the site of the Kinh Thien Palace, Hanoi, NPHMVKCH, Social Sciences Publishing House, Ha Noi, pg. 573-574.
2. Chu Thi Ngoc Thuy (2018a), The type of white yin-yang glazed tiles of Ly dynastry discovered in the the Kinh Thien Palace - central Thang Long Citadel, NPHMVKCH, Social Sciences Publishing House, Ha Noi, pg.378-379.
3. Chu Thi Ngoc Thuy (2018b), The first time discovered a number architecture materials of artifacts golden glaze of Tran dynastry in the Kinh Thien Palace, NPHMVKCH, Social Sciences Publishing House, Ha Noi, pg.380-381.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn